Đặc điểm trình tự tiếnhành hỏicungbịcan trong trườnghợp bịcan không thành khẩn khai báo

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “Nâng cao kỹ năng hỏi cung, phúc cung bị can và kiểm sát hoạt động hỏi cung của Kiểm sát viên” (Trang 33 - 41)

- Hỏi bất ngờ vào điểm yếu: Hỏi bất ngờ vào điểm yếu là nhằm vàomột

2.2.3. Đặc điểm trình tự tiếnhành hỏicungbịcan trong trườnghợp bịcan không thành khẩn khai báo

không thành khẩn khai báo

HCBC trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo là cuộc đấu trí căng thẳng giữa ĐTV, KSV và bị can. Chính thái độ ngoan cố và ý thức chống đối của bị can mà việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa ĐTV, KSV và bị can thường khó đạt được, cuộc hỏi cung mang tính xung đột cao. Thực tế cho thấy, có khơng ít trường hợp do ấn tượng tiêu cực của ĐTV và KSV đối với bị can mà khi tiến hành HCBC có nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật xảy ra. Do đó, khi tiến hành HCBC trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo, ĐTV và KSV cần bảo đảm và tôn trọng các quyền hạn tố tụng của bị can, không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình.

2.2.3.1. Chuẩn bị hỏi cung

Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy, trong những vụ án mà bị can có thái độ ngoan cố, từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì việc chuẩn bị chu đáo cho mỗi cuộc hỏi cung là một yêu cầu khơng thể thiếu. Phải dự đốn được thái độ khai báo của bị can trước mỗi buổi hỏi cung; công tác chuẩn bị phải được tiến hành chu đáo, đúng trình tự

Khi chuẩn bị hỏi cung nói chung và chuẩn bị hỏi cung trong những vụ án mà bị can không thành khẩn khai báo nói riêng, ĐTV và KSV cần phải giải quyết tốt một số công việc sau:

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan.

Việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan trong những vụ án mà bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối sẽ giúp ĐTV, KSV nắm được toàn bộ nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và những đồng bọn khác, trên cơ sở đó xác định chính xác phạm vi những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, lựa chọn những tài liệu, chứng cứ liên quan để sử dụng trong quá trình hỏi cung, lựa chọn những chiến thuật hỏi cung phù hợp với từng tình huống bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối. Sau đó, ĐTV, KSVhệ thống lại nội dung buổi hỏi cung, tổng hợp, đánh giá lại lời khai của bị can ngay trong buổi hỏi cung để trên cơ sở đó nhanh chóng đề ra đối sách phù hợp.

+ Những tài liệu, chứng cứ thu thập được từ những biện pháp điều tra như: Biên bản khám nghiệm hiện trường; biên bản khám xét; biên bản lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; kết quả giám định; trích xuất camera an ninh...

+ Những tài liệu khác có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can trước đó như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ những vụ án do bị can gây ra trước đây; những tài liệu phản ánh mối quan hệ mang tính chất tội phạm của bị can; những biểu hiện nghi vấn của bị can trước, trong và sau khi vụ án xảy ra.

+ Những tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Trong khi nghiên cứu các tài liệu này, ĐTV, KSV cần xác định tính chân thực của tài liệu, chứng cứ; tìm mâu thuẫn giữa các tài liệu cũng như các khiếm khuyết, mâu thuẫn của nó để xác định những vấn đề cần làm rõ khi hỏi cung.

- Nghiên cứu nhân thân của bị can.

Trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo thì việc tìm ra nguyên nhân bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xác định được đúng nguyên nhân, ĐTV, KSV sẽ lựa chọn được chiến thuật hỏi cung phù hợp để đấu tranh với bị can. Để xác định được nguyên nhân bị can không thành khẩn khai báo và hiểu được tâm lý bị can thì việc nghiên cứu nhân thân bị can là hoạt động không thể thiếu. Đặc điểm nhân thân của bị can vừa giúp ĐTV, KSV nhận định thái độ khai báo của bị can, vừa tạo cơ sở để ĐTV, KSV xác định chiến thuật hỏi cung phù hợp với từng tình huống cụ thể khi HCBC.

ĐTV, KSV được giao nhiệm vụ trước khi xác định, lựa chọn được thủ thuật đấu tranh với từng loại bị can có hiệu quả thì phải áp dụng mọi biện pháp có thể để thu thập đầy đủ mọi thông tin cần thiết về đặc điểm nhân thân của bị can. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế hoạch đấu tranh với bị can khơng thành khẩn khai báo một cách có hiệu quả nhất.

- Lập kế hoạch hỏi cung.

Lập kế hoạch hỏi cung trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo có vị trí quan trọng vì đây là tình huống hỏi cung phức tạp, kế hoạch hỏi cung phải được lập dưới dạng bản viết. Bản kế hoạch hỏi cung gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung. + Những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.

Trong bản kế hoạch hỏi cung cần liệt kê những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về hành vi phạm tội của bị can và những tin tức, tài liệu khác có thể và cần phải

được sử dụng trong q trình hỏi cung. Khi lập kế hoạch hỏi cung trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo, ĐTV, KSV phải xem xét đến những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, để trên cơ sở đó lựa chọn những biện pháp phù hợp, nhằm tác động đến tính tích cực trong tư tưởng và thái độ khai báo của bị can.

+ Dự kiến những câu hỏi cần được đưa ra để bị can trả lời.

Trong những vụ án mà bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì câu hỏi kiểm tra và câu hỏi vạch trần lời khai gian dối thường được sử dụng phổ biến.

 Câu hỏi kiểm tra: Trong quá trình hỏi cung, ĐTV, KSV thường đưa ra những

câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra lời khai và thu thập những tài liệu để kiểm tra chính xác lời khai đó. Ví dụ: Dựa vào cơ sở nào anh khẳng định những vấn đề anh vừa trình bày xảy ra đúng ngày 10/05/2020? Như vậy, những câu hỏi kiểm tra lời khai được đưa ra thường đề cập đến những điều kiện tri giác của bị can lúc xảy ra sự việc, hiện tượng, những cơ sở bị can dựa vào đó để khẳng định lời khai của mình là đúng sự thật.

 Câu hỏi vạch trần lời khai gian dối: Những câu hỏi này được đưa ra nhằm

mục đích vạch trần lời khai gian dối của bị can mà ĐTV, KSV đã có cơ sở khẳng định sự gian dối của lời khai đó. Khi đưa ra những câu hỏi này thường có mối liên hệ với việc sử dụng những chứng cứ đã được kiểm tra khách quan, thận trọng để bác bỏ lời khai gian dối của bị can. Những câu hỏi này thường được cấu tạo từ hai phần: Phần thứ nhất thông báo cho bị can biết về một chứng cứ cụ thể nào đó đã thu thập được; phần thứ hai chứa đựng yêu cầu bị can giải thích chứng cứ đó hoặc tình tiết có liên quan tới nó. Ví dụ: “Anh sẽ được biết kết luận của giám định viên về việc ở trên tấm kính trên mặt bàn uống nước trong nhà bị hại tìm thấy dấu vết vân tay của anh. Anh sẽ giải thích việc này thế nào khi anh đã khẳng định không bao giờ anh ở trong nhà bị hại?” (Như vụ Lưu Kim Phương trộm cắp tại Tây Sơn, Bình Định).

Khi dự kiến những câu hỏi để bị can trả lời trong quá trình hỏi cung, ĐTV, KSV cần chú ý bảo đảm cho những câu hỏi đó phải rõ ràng, cụ thể và liên quan đến đối tượng của hoạt động hỏi cung. Đặc biệt, cần bảo đảm tính logic và có cơ sở của các câu hỏi đó.

+ Dự kiến chiến thuật hỏi cung.

Tùy thuộc vào từng tình huống bị can từ chối khai báo hay khai báo gian dối và trên cơ sở những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, những tài liệu chứng cứ thu thập được, đặc điểm nhân thân của bị can mà ĐTV, KSV cần dự kiến

chiến thuật hỏi cung cho phù hợp. Trong bản kế hoạch hỏi cung cần phải dự kiến nội dung và biện pháp giáo dục, thuyết phục bị can, những thủ thuật sử dụng mâu thuẫn, sử dụng chứng cứ để đấu tranh với thái độ ngoan cố không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can và những biện pháp bổ trợ khác cho cuộc hỏi cung như xây dựng đặc tình trại giam và tiến hành những biện pháp trinh sát khác ... Đặc biệt chú ý, ĐTV, KSV cần phải dự tính vào thời điểm nào cần phải sử dụng những tài liệu, chứng cứ nào, lựa chọn những chứng cứ đó theo một trình tự logic và dự tính những biện pháp để bảo quản những chứng cứ đó trước thời điểm đưa ra sử dụng.

+ Lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành hỏi cung.

Việc lựa chọn thời gian tiến hành hỏi cung trước hết phải tuân theo quy định của BLTTHS. Theo Điều 183 BLTTHS thì: Việc HCBC phải tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, không hỏi cung vào ban đêm trừ trường hợp khơng trì hỗn được và phải ghi lý do vào biên bản. Điều 114 BLTTHS cũng quy định: “Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay ...”. Bên cạnh đó, khi lựa chọn thời gian tiến hành hỏi cung cần có sự cân nhắc về trình tự HCBC; sự cần thiết phải giữ bí mật của hoạt động điều tra; tình trạng sức khỏe và những xúc động mà bị can phải trải qua trong thời gian xảy ra vụ án. Không nên tiến hành hỏi cung vào thời điểm bị can bị xúc động mạnh, bối rối, trầm uất ... vì trong trạng thái tâm lý này thường tác động tiêu cực đến thái độ khai báo của bị can.

Về địa điểm hỏi cung, Điều 183 BLTTHS quy định: “ ... Có thể HCBC tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó ...”. ĐTV có thể tiến hành hỏi cung tại trụ sở CQĐT, trại tạm giam, bệnh viện hoặc nơi tiến hành các biện pháp điều tra. Địa điểm hỏi cung phải có kích thước vừa phải, giản dị, kín đáo, chỗ ngồi của ĐTV, KSV và bị can phải được sắp xếp hợp lý ... Khi hỏi cung những bị can có tiền án, tiền sự, ngoan cố và lỳ lợm thì phịng hỏi cung cần được bố trí kiên cố, có canh gác, đề phịng bị can lợi dụng sơ hở trốn thốt hoặc có hành vi tiêu cực khác.

- Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho cuộc hỏi cung.

Sau khi lập kế hoạch hỏi cung, ĐTV, ĐTV cần chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho cuộc hỏi cung như:

+ Giấy tờ, biên bản, bút mực.

+ Máy ghi âm, ghi hình có âm thanh theo quy định. + Phương tiện giao thông, thông tin liên lạc.

+ Buồng hỏi cung.

+ Các phương tiện cần thiết khác.

Tóm lại, trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo thì chuẩn bị hỏi cung là giai đoạn khơng thể thiếu. Chỉ khi có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi buổi hỏi cung thì mới lựa chọn được chiến thuật hỏi cung phù hợp để đấu tranh với bị can. Từ đó, làm thay đổi thái độ khai báo của bị can, từ không thành khẩn chuyển sang thành khẩn khai báo.

2.2.3.2. Tiến hành hỏi cung

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của HCBC trong trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo. Tiến hành hỏi cung là giai đoạn trong đó ĐTV, KSV tiến hành thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án mà bị can biết theo kế hoạch đã được chuẩn bị. Chiến thuật HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo được thể hiện rõ nét nhất qua giai đoạn này. Theo đó, việc tiến hành hỏi cung thường diễn ra qua các bước sau:

- Giải quyết các thủ tục tố tụng cần thiết.

Trước khi tiến hành HCBC nói chung và HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo nói riêng thì việc giải quyết các thủ tục tố tụng cần thiết là một yêu cầu quan trọng. Khoản 2 Điều 183 BLTTHS quy định: “ ... Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, ĐTV, KSV phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản ...”. Khi đến buồng hỏi cung, ĐTV, KSV vào phịng hỏi cung trước, sau đó yêu cầu bị can vào phòng và ngồi vào nơi quy định, tiến hành nhận dạng và kiểm tra căn cước của bị can, nếu xét thấy cần thiết. Sau đó, ĐTV, KSV tự giới thiệu mình với bị can. Tiếp đó, ĐTV đọc quyết định khởi tố bị can, giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can (nếu là buổi hỏi cung lần đầu). Trong trường hợp có người phiên dịch, người bào chữa tham dự buổi hỏi cung, ĐTV hoặc KSV cần giải thích quyền và nghĩa vụ của họ theo các Điều 70, 72, 75, 76, 77 BLTTHS. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của những người này phải được ghi vào biên bản. ĐTV, KSV cần chú ý không được gây ồn ào trong q trình hỏi cung, giữ một khoảng cách thích hợp giữa ĐTV, KSV và bị can, khơng được để bị can nhìn thấy được những cơng văn, giấy tờ.

- Thiết lập sự giao tiếp tâm lý giữa ĐTV, KSV và bị can.

Trong trường hợp bị can khơng thành khẩn khai báo thì cuộc hỏi cung thường mang tính xung đột cao. ĐTV, KSV luôn cố gắng truyền đạt các yêu cầu, tổ chức

hoạt động tác động, điều chỉnh tâm lý bị can nhằm nhu được những thơng tin đúng, chính xác làm sáng tỏ vụ án. Ngược lại, bị can lại ngoan cố, có thái độ chây lì, thờ ơ, né tránh hoặc chấp nhận giao tiếp nhưng với động cơ tìm hiểu về tiến trình cũng như kết quả điều tra vụ án, về sự hiểu biết của CQĐT. Bị can cũng tìm cơ hội biện bạch, thanh minh cho các hành vi phạm tội của mình hay truyền đạt những thơng tin giả dối nhằm đánh lạc hướng CQĐT. Để việc giao tiếp giữa ĐTV, KSV và bị can đạt hiệu quả cao thì hai bên phải có sự đồng cảm, cùng quan tâm đến vấn đề đang đặt ra, có khả năng truyền đạt và hiểu được tinh thần truyền đạt của nhau. Do đó, để giúp cho hoạt động HCBC trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo diễn ra được thuận lợi, tất yếu phải thiết lập mối quan hệ tâm lý tích cực giữa ĐTV, KSV và bị can. Đó là việc tạo ra một bầu khơng khí thuận lợi, trong đó bị can cảm nhận được sự tôn trọng đối với ĐTV và KSV, hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của ĐTV và KSV, sự vô tư của ĐTV và KSV khi hỏi cung và nhận thức được sự cần thiết phải giúp ĐTV và KSV tìm ra sự thật của vụ án bằng những lời khai của mình.

Để việc thiếp lập sự giao tiếp tâm lý giữa ĐTV, KSV và bị can trong trường hợp bị can không thành khẩn khai báo diễn ra thuận lợi thì cần phải giải quyết các vấn đề sau:

+ Trong giai đoạn tiếp xúc ban đầu.

Thực tế cho thấy, quá trình thiết lập sự giao tiếp tâm lý giữa ĐTV, KSV và bị can được bắt đầu ngay từ thời điểm ĐTV, KSV gặp bị can. Mối quan hệ tâm lý được bắt đầu ngay từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa ĐTV, KSV và bị can. Đây chính là giai đoạn tiếp xúc tâm lý, giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa giúp ĐTV, KSV xác định nội dung, phương hướng và cách thức thiết lập mối quan hệ tâm lý với bị can. ĐTV, KSV cần chú ý gây ấn tượng tốt cho bị can ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên thơng qua thái độ, cử chỉ, lời nói, phong cách của mình. Trong tiếp xúc ban đầu, ĐTV, KSV cần phải nhắc lại cho bị can biết họ bị khởi tố về tội gì, giải thích quyền lợi, nghĩa vụ của bị can ... Điều đó khơng thể tránh khỏi việc gây ra cảm giác nặng nề đối với bị can. Vì vậy, giọng nói, phong cách thể hiện ... của ĐTV, KSV ln có tác dụng tạo lập bầu khơng khí thoải mái, dần dần xoá bỏ mặc cảm tiêu cực ở bị can. Khi giải thích, ĐTV và KSV cần tỏ thái độ thể hiện sự cảm thơng đối với hồn cảnh của bị can, nhấn mạnh về các quyền của bị can, sự đảm bảo của CQĐT đối với các quyền đó. Điều đó có ý nghĩa giúp bị can có cảm giác thoải mái và dễ gần trong tiếp xúc với ĐTV và KSV.

+ Trong quá trình phát triển mối quan hệ tâm lý.

Ở giai đoạn này, ĐTV và KSV cần chú ý phát hiện và xoá bỏ các chướng ngại tâm lý ảnh hưởng tới q trình xây dựng mối quan hệ tích cực với bị can như: Thái độ lì lợm, thách thức, khơng muốn tiếp xúc với ĐTV và KSV; tâm thế cảnh giác, đề phịng, đối phó ... ĐTV, KSV phải biết thể hiện khả năng truyền đạt thông tin, gây hưng phấn cho bị can đối với các cuộc giao tiếp tiếp theo; đồng thời, ĐTV, KSV cũng phải khắc phục những định kiến vốn có đối với bị can.

Trong q trình thực hiện giao tiếp tâm lý, ĐTV, KSV có thể sử dụng các phương pháp tác động tâm lý để thay đổi thái độ khai báo của bị can từ không thành khẩn sang thành khẩn khai báo. Các phương pháp tác động đó là:

+ Phương pháp phân tích thuyết phục: Phân tích thuyết phục là sự thơng báo với mục đích thay đổi hoặc tạo nên những quan điểm, thái độ mới ở bị can Đó là sự giải thích, khun nhủ bằng lý lẽ; lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lơi kéo bị can vào khn khổ nhất định của sự tranh luận về những vấn đề đó.

+ Phương pháp truyền đạt thông tin: Đây là phương pháp ĐTV, KSV đưa ra thông báo về những thông tin liên quan đến sự việc phạm tội, hành vi phạm tội cũng như các sự kiện, sự việc khác có liên quan đến q trình điều tra vụ án nhằm làm xuất hiện những cảm xúc hay làm thay đổi thái độ của bị can.

+ Phương pháp ám thị gián tiếp: Ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý được thực hiện bằng cách ĐTV, KSV đưa ra những câu hỏi và những thông tin về các sự kiện nào đó khơng có quan hệ trực tiếp đến sự việc phạm tội nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống riêng tư của bị can, nhằm làm cho bị can hiểu rằng: những vấn đề đó ĐTV, KSV cịn biết thì những vấn đề khác về vụ án, về hoạt động phạm tội của mình chắc chắn CQĐT cũng đã hoặc sẽ biết. Từ đó, bị can có sự cân nhắc và thay đổi thái độ tích cực hơn.

+ Phương pháp tác động tình cảm: Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng các yếu tố, các quan hệ tác động đến bị can nhằm làm thay đổi các tâm trạng, tình cảm của họ. Bị can nhận thấy sự chân tình, cảm thơng thực sự của ĐTV,

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: “Nâng cao kỹ năng hỏi cung, phúc cung bị can và kiểm sát hoạt động hỏi cung của Kiểm sát viên” (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w