Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 33)

6. Bố cục luận văn

1.3 Nội dung và các yếu tố tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.3.2 Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

“Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp, là cơ sở để

phát triển và phân bố nông nghiệp. Các nhân tố tự nhiên tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, lựa chọn cơ cấu sản xuất phù hợp vớiđặc điểm sinh thái để tạo ra lợi thế trong cơ chế thị trường; xây dựng cơ cấu ngành phù hợp nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái tiến tới phát triển bền vững; tác động đến q trình phân cơng lao động theo lãnh thổ nông nghiệp.“

“Các yếu tố như: thổ nhưỡng, mặt nước, thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý.... có vai

trị quan trọng để tạo ra việc làm, ngành nghề và của cải trong nông nghiệp, tác động và ảnh hưởng rất mạnh tới xu hướng chuyển dịch CCKTNN.“

“Địa hình là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch CCKTNN. Mỗi một dạng địa hình sẽ cho một lựa chọn nơng nghiệp tương thích. Địa hình đồng bằng lại phù hợp với trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm. Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất, chất lượng sản phẩm, đến chuyển dịch CCKTNN.“

“Vị trí địa lýcó ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chuyển dịch CCKTNN. Những địa phương nằm ở vùng sâu, vùng xa hay ngược lại, những địa phương nằm ở một vị trí giao thơng thuận tiện, thị trường phát triển sẽ khác nhau trong việc khai thác nguồn lực tại chỗ và còn khác nhau ở việc thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, ứng dụng những tiến bộ KH&CN vào sản xuất… Vì thế, nơng nghiệp ở các địa phương đó khác nhau trong việc tìm ra lợi thế chuyển đổi vật ni, cây trồng, chuyển dịch CCKTNN.“

“Thời tiết, khí hậulà yếu tố có tác động rất mạnh đến sản xuất và chuyển dịch CCKTNN. Vì đối tượng SXNN là các sinh vật (cây, con), có độ nhạy cảm rất cao đối với mơi trường mà chúng sinh sống. Chúng chỉ có thể sinh trưởng tốt khi có điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp, thuận lợi.“

“Nguồn nước: Là một trong những nhân tố quan trọng sản xuất nông

nghiệp, nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Tùy từng loại cây trồng, mức độ cần nước khác nhau; nước là yếu tố quan trọng, là cơ sở cần thiết để bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lý. Chính vì vậy, để

sản xuất nơng nghiệp ổn định cần phát triển hệ thống thủy lợi để tưới tiêu vào những thời điểm thích hợp.“

1.3.2.2 Yếu tố KT - XH

“Các yếu tố KT – XH chi phối mạnh mẽ và quyết định đến sự hình thành và

chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở mỗi địa phương qua các giai đoạn phát triển. Vì vậy, bên cạnh việc đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên, phải đánh giá đầy đủ tác động của các yếu tố KT – XH đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.“

- “Đường lối, chính sách phát triển nơng nghiệp: Đường lối kinh tế và các chính sách phát triển nơng nghiệp là cơ sở nền tảng, định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và CCKTNN nói riêng. Vai trị quyết định của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCKTNN được thể hiện như sau:“

+ “Nhà nước xây dựng và quyết định chiến lược phát triển KT – XH nhằm

thực hiện các mục tiêu KT – XH tổng thể của đất nước. Thực chất đó là các định hướng phát triển, định hướng phân bố nguồn nhân lực và nguồn vốn.“

+“Nhà nước khuyết khích phát triển sản xuất theo định hướng chuyển đổi cơ

cấu cây trồng vật ni đã được phê duyệt.“

“Định hướng và các chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý sẽ đem lại

hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tác động tích cực đến việc hình thành và chuyển dịch CCKTNN theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần kinh tế.“

“Trong nơng nghiệp, nếu chỉ có tác động của quy luật thị trường thì CCKT sẽ

hình thành một cách tự phát và biến động rất phức tạp. Do vậy, Nhà nước cần phải ban hành hệ thống đường lối và chính sách kinh tế để cùng với các cơng cụ quản lí vĩ mơ khác thúc đẩy việc hình thành một CCKT nơng nghiệp với cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ hợp lí nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, các lợi thế của khu vực nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.“

- “Nguồn lao động:Nguồn lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Con người vừa là động lực tạo ra của cải

vật chất, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ xã hội.“

“Số lượng và chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy

mạnh sản xuất nông nghiệp theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Qui mô dân số ảnh hưởng rõ rệt đến mức tiêu thụ nông sản. Nếu kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng lên thì nhu cầu tiêu thụ nông sản ngày càng cao và đa dạng. Từ đó tác động sâu sắc đến sự chuyển dịch CCKTNN của địa phương, vùng lãnh thổ và của cả quốc gia.“

- “Thị trường: Chính là mục tiêu của sản xuất hàng hố, sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất bằng cơng nghệ gì? Từ đó, người sản xuất hàng hố phải tạo ra các sản phẩm mà thị trường cần.“

“Thông qua quan hệ cung - cầu để quyết định giá cả đối với sản phẩm nông

nghiệp, yếu tố này chi phối rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni. Trong nền sản xuất hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là điểm tập trung hàng hóa để đảm bảo sự vận động khơng ngừng của q trình tái sản xuất xã hội. Do đó, thị trường là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế. Thị trường có vai trị là động lực thúc đẩy CDCCKT; đồng thời CDCCKTNN là điều kiện thúc đẩy thị trường nơng nghiệp phát triển. Vì vậy, xây dựng CCKT hợp lý và CDCCKTNN có hiệu quả phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để làm định hướng chuyển dịch.“

- “Vốn đầu tư: là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến CDCCKTNN. Vốn là yếu tố làm cho các dự án chuyển dịch CCKTNN trở thành hiện thực nhanh hay chậm. Quy mô, cơ cấu và mức độ đáp ứng kịp thời của nguồn vốn có tác động rất lớn đến tốc độ, hiệu quả chuyển dịch CCKTNN.“

“Ảnh hưởng đến việc phát triển, phân bố và chuyển dịch cơ cấu nông

nghiệp, thông qua nguồn vốn đầu tư tạo điều kiện giúp cho nhà nông áp dụng tiến bộ KHKT, nâng cao kỹ năng cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng CNH, HĐH thì nhu cầu nguồn vốn là điều kiện cần và

đủ vì nếu thiếu vốn việc đầu tư trang bị CSVCKT&CSHT sẽ gặp khó khăn.“

- “Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp:

Đây là nhân tố có tính quyết định đến cơ cấu và chuyển dịch CCKT nói chung và CCKT nơng nghiệp nói riêng, bao gồm: kết cấu hạ tầng kĩ thuật; chất lượng, số lượng và cơ cấu tư liệu sản xuất. Các yếu tố này tác động trực tiếp đối với năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, từ đó tác động đến việc phân công lao động.“

““Đồng thời mọi sự biến đổi về CCKT nông nghiệp đều bắt nguồn từ sự biến đổi của cơ sở vật chất kĩ thuật. Xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật nông nghiệp gồm: hệ thống cung cấp điện, hệ thống thủy lợi và các cơ sở hạ tầng khác.“

- “Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ: là yếu tố nguồn lực có vai trị quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của tồn bộ q trình chuyển dịch CCKTNN. Sự phát triển của yếu tố này sẽ giúp phát hiện và tạo ra những giống mới, phương tiện, phương pháp sản xuất mới; giúp bố trí cơ cấu cây trồng, vật ni, mùa vụ thích hợp để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, tạo năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn; giúp người SXNN có thơng tin và phương tiện tiếp cận nhanh với thị trường. Nhờ đó, việc chuyển dịch CCKTNN được chủ động hơn.“

- “Tác động của xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế:Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở mỗi quốc gia, tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực trong nơng nghiệp, trên cơ sở đó phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình. Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để các nước ứng dụng công nghệ và kĩ thuật mới, thu hút vốn đầu tư để phát triển các ngành, các vùng SXNN, đẩy mạnh q trình chuyển dịch CCKT nơng nghiệp.“

“Tóm lại, các yếu tố tự nhiên và KT - XH có quan hệ với nhau rất chặt chẽ và

tác động đồng thời đến sự chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở các vùng sản xuất. Trong đó, các điều kiện sinh thái chỉ là tiền đề quan trọng, còn các yếu tố KT – XH

mới có ý nghĩa quyết định, thúc đẩy quá trình chuyển đổi này trên những địa bàn cụ thể. Vì vậy, cần phải nghiên cứu đầy đủ, tồn diện các yếu tố, xác định những yếu tố quan trọng, những khó khăn trở ngại để lựa chọn phương án phù hợp, nhằm khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng của mỗi địa phương, đảm bảo phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.“

1.3.2.3 Yếu tố thể chế:

Bên cạnh các yếu tố về tự nhiên, KT-XH thì yếu tố thể chế có tác động hết sức to lớn đến quá trình CDCCKT trong mỗi một thời kỳ nhất định, điều này biểu hiện ở chỗ:

- Quan điểm, đường lối của Đảng CSVN thể hiện trong cương lĩnh phát triển KT-XH của đất nước ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xác lập CCKT cho mỗi thời kỳ.

- Chính sách KT-XH và hệ thống pháp luật là mơi trường đảm bảo việc xây dựng CCKT phù hợp với thực trạng của đất nước

- Hệ thống chính sách phát triển kinh tế nơng nghiệp có tác động trực tiếp đến việc hình thành CCKT và CDCCKT trong NN theo hướng CNH, HĐH.

1.4 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địaphương phương

1.4.1 Kinh nghiệm của huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

“Dầu Tiếng là một huyện có nhiều tiềm năng trong phát triển nơng nghiệp,

gắn CDCCKTNN với xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian qua, CCKTNN, nơng thơn đã có sự chuyển dịch theo hướnggiảm tỷ trọng giá trị SXNN, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) đã giảm dần từ 42,27% năm 2005 xuống còn 28,37% năm 2016. Trong cơ cấu SXNN, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 88.74% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2005 xuống 48,72% năm 2016, tỷ trọng giả trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 32,13% năm 2005 lên 48,37% năm 2016 và dịch vụ nông nghiệp lại giảm từ 3,31% năm 2005 xuống 1,91% năm 2016.“

theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai. Chuyển đổi việc trồng lúa kém hiểu quả sang phát triển của các nghề chủ lực phục vụ nhu cầu đô thị và làm đa dạng thêm cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp huyện.“

“Nhìn chung, CCKTN huyện có mức độ chuyển dịch nhanh, đây cũng là giai

đoạn có nhiều thay đổi trong cơ chế phân cấp của Trung ương với tỉnh, gia tăng quyền tự chủ của lãnh đạo tỉnh trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tư, ban hành chính sách phát triển kinh tế địa phương.“

1.4.2 Kinh nghiệm của huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương

“Huyện Phú giáo được thành lập từ ngày 24/8/1999, trên cơ sở chia tách từ

huyện Tân Uyên. Xuất phát điểm từ một huyên thuần nông nghiệp. Về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn ni; trong đó tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 70,4% năm 2014 xuống còn 69,8% năm 2015; tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 29,6% năm 2014 tăng lên 30,5% năm 2015. Về nơng nghiệp, tổng diện tích trồng trọt tồn huyện đạt gần 40.000 ha; trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm hơn 2.856 ha, giảm 3,87% so với năm 2014. Diện tích giảm chủ yếu là cây lương thực và khoai mì, do phần lớn diện tích được trồng xen trong diện tích cây cao su nay đã khép tán nên người dân không trồng cây hàng năm được. Đối với diện tích trồng cây lâu năm, năm 2015 đạt hơn 36.246 ha; trong đó diện tích cây cao su hơn 35.246 ha, diện tích cây điều hơn 525 ha, diện tích cây tiêu hơn 285 ha.“

“Cơ cấu kinh tế từng bước phát triển, chuyển dịch theo hướng tích cực tăng

dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó, sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển biến theo định hướng quy hoạch vùng, ngành. Đặc biệt chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, năng suất giống, cây trồng. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó giá trị sản xuất nơng lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 5,57%, Giá trị cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn hàng năm đạt 12,06%, giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng bình quân hằng năm 18,36%. Những con sốs cho thấy trong từng ngành đã có sự chuyển dịch hợp lý.“

“Phú giáo đã chú trọng khuyến khích nơng dân đẩy mạnh chuyến dịch cơ cấu cây trồng,ưu tiên những vùng đất mới chuyển đổi bằng giảm thuế, tạo điều kiện và khuyến khích các hộ gia đình, đơn vị sản xuất nơng nghiệp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, áp dụng mơ hình sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao phù hợp với đặc điểm địa phương, từng vùng đất, chuyên từ trồng lúa năng suất thấp sang một số loại cây trồng, vật nuôi khác, huyện cũng tập trung:“

- “Khuyến khích nơng dân đẩy mạnh phát triển các nơng sản có lợi thế cạnh

tranh phục vụ xuất khẩu đi đơi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở huyện tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, hổ trợ tín dụng, khoa học và cơng nghệ.“

“Huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh kèm theo chính sách

khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến, phát triển hệ thống tín dụng và thơng tin thị trường ngay tại địa bàn sản xuất nhằm đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho nơng dân. Trog đó, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến.“

- “Ưu tiên đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông

nghiệp, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao, hỗ trợ tín dụng để nơng dân mua sắm máy móc. thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhằm năng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản xuất.“

- “Tạo mơi trường thuận lơi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong

nông nghiệp phát triển, nhất là kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân thơng qua chính sách thuế, kiến lập thị trường tín dụng, thị trường buôn bán vật tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)