6. Bố cục luận văn
3.3.7 Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là khâu quyết định thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bền vững, là cơ sở để CCKT nông nghiệp chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Để tạo sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp và tránh rủi ro cho nông dân địa phương cần thiết phải thực hiện các giải pháp về thị trường sau đây:
+ Thực hiện các giải pháp kích cầu đối với thị trường trong nước, duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống và đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Xây dựng chiến lược cho phát triển, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại cho những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Huyện nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Coi trọng phát triển thị trường nội tỉnh và thị trường lân cận, đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ nơng sản lớn của cả nước, tránh tình trạng thừa nơng sản khi vào mùa thu hoạch.
+ Nhà nước và địa phương có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp thu mua nơng sản hàng hóa cho nơng dân; tăng cường cơng tác
nghiên cứu, dự báo biến động của thị trường, hạn chế những bất lợi do biến động giá nơng sản gây ra.
+ “Hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất hiện có như các tổ hợp tác kinh tế, các hợp tác xã, khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế trang trại… để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả tiêu thụ nơng sản hàng hóa“.
+ “Tranh thủ và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận với chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ nhằm đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, tránh tình trạng phát triển quy mơ sản xuất một cách ồ ạt, tự phát khi chưa có tiềm năng cơ bản về thị trường“.
+ Cần có chính sách trợ giá linh hoạt, chủ động và nhạy bén để giúp nông dân ổn định sản xuất trước những biến động bất lợi về giá cả nơng sản.