Thống kê số trạm bơm điện trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 49)

ST

T Tên trạm bơm Địa điểm XD NămXD thiết kế (ha)Công suất

DT sử dụng

(ha)

1 Trạm bơm Tân Mỹ 1 Tân Mỹ 1986 110 83

2 Trạm bơm Tân Mỹ 2 Thường Tân 1997 80 40

3 Trạm bơm ThườngTân 1 Thường Tân 1997 103 54

4 Trạm bơm ThườngTân 2 Thường Tân 1993 100 67

5 Trạm bơm Vũng Gấm Thường Tân 2011 60 54

6 Trạm bơm Ấp 4 LạcAn Lạc An 2001 52 29

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Bắc Tân Uyên

- Hệ thống kênh mương: Tính đến năm 2017, trên địa bàn có 199 kênh,

mương tưới (kênh chính, kênh CI, CII), tổng chiều dài: 70,596 km và 1 kênh tiêu úng. Cụ thể như sau:

+ Tưới tự chảy: Có 119 kênh, tổng chiều dài 43,234 km, đã được kiên cố hóa 30,594 km (chiếm 70,76%).

+ Tưới bơm điện: Có 80 kênh, tổng chiều dài 27,262 km, đã được kiên cố hóa là: 18,125 km (chiếm 66,24 %).

+ Tiêu úng Bàu ấp III – Thường Tân: Cống tiêu có chiều dài 24m, kênh tiêu có chiều dài 453m, xây dựng năm 1984, công suất thiết kế 50 ha.

Như vậy, tổng diện tích được tưới theo cơng suất thiết của các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện là 1.215 ha (diện tích sử dụng 806 ha: chiếm 2,38% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp và chiếm 60,30% diện tích đất trồng cây hàng năm).

2.1.3.2 Hiện trạng giao thông

Hệ thống giao thơng chính của Huyện đảm bảo kết nối với các khu công nghiệp, khu dân cư theo quy hoạch, đồng thời kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông của Tỉnh và các vùng lân cận đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng của huyện Bắc Tân Uyên; Các trục giao thông được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng đáp ứng cho giai đoạn

trước mắt và định hướng phát triển lâu dài; xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn phù hợp với đặc điểm của từng xã, kết nối với hạ tầng giao thông nông thơn xã với các trục đường chính của Huyện, Tỉnh đảm bảo an tồn, thuận lợi; các tuyến đường giao thơng trong tồn Huyện đảm bảo được đầu tư đồng bộ về: cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh.

- Giao thơng đường bộ tồn huyện hiện có 520 tuyến đường với tổng chiều dài 518,297 km (trong đó: nhựa hóa chiếm 29,8%, sỏi đỏ và đá dăm chiếm 63,0% và đường đất chiếm 7,2%).

- Nhìn chung, các tuyến đường giao thơng được xây dựng đã đáp ứng khá tốt cho việc lưu thơng của các phương tiện vận tải, góp phần tích cực vào phát triển KT- XH địa phương. Đến năm 2017, đường ô tô đã đến 100% trung tâm xã, ấp của huyện. Nhìn chung hệ thống giao thơng huyện đã nối thơng từ huyện đến trung tâm các xã và các khu dân cư tập trung. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân và giao lưu kinh tế bước đầu có cải thiện.

2.1.3.3 Hiện trạng hệ thống điện

Đến nay, mạng lưới điện trung thế và hạ thế đã được phủ kín đảm bảo điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tồn huyện hiện có mạng lưới trung thế dài 254,044 km với 639 trạm biến áp, tổng dung lượng 172.035 kVA, lưới hạ thế dài 127,764 km. Tổng số khách hàng sử dụng điện là: 14.057 điện kế (gồm: 13.579 điện kế 1 pha và 478 điện kế 3 pha), đạt 99,9% số hộ có điện.

Nhìn chung, trên địa bàn huyện ngành điện đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện của người dân. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu; tuy nhiên, ở một số khu sản xuất mới và vùng khuyến khích phát triển chăn ni vẫn cịn thiếu; vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến nhằm phục vụ cho người dân sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

2.1.4 Sự ảnh hưởng của tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đếnchuyển dịch CCKT trên địa bàn Bắc Tân Uyên chuyển dịch CCKT trên địa bàn Bắc Tân Uyên

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của huyện Bắc Tân Un có thể rút ra một số nhận xét như sau:

2.1.4.1 Những thuận lợi

- “Nằm phía đơng bắc tỉnh Bình Dương, là địa phương có tiềm năng, lợi

thế về các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong và ngồi tỉnh.“

- “Có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như đất đai, khí hậu thuận lợi cho

phát triển trồng trọt và chăn nuôi; nguồn nước mặt ở Bắc Tân Uyên khá dồi dào, cả về số lượng và chất lượng đủ cung ứng cho hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là phát triển vùng cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao.“

- “Cơ sở vật chất - kỹ thuật, hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện

trong nông nghiệp từng bước phát triển, tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, theo hướng CNH- HĐH.“

- “Lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí khá, người dân có tính cần

cù, có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn ni, có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng sáng tạo; đội ngũ thợ thủ công lành nghề, có kỹ năng trong sản xuất các sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp mà thị trường có nhu cầu; một bộ phận dân cư và đội ngũ cán bộ quản lý đã bước đầu tiếp cận và quen với nền sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt thì nguồn nhân lực của huyện sẽ trở thành một trong những nội lực quan trọng góp phần đẩy mạnh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.“

- Huyện Bắc Tân Uyên đã và đang trở thành vùng sản xuất, phát triển cây ăn quả trọng điểm số một của tỉnh Bình Dương, sự quan tâm đầu tư nhiều hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển vùng chuyên canh cây ăn

trái có giá trị kinh tế cao là một lợi thế và cơ hội cho Huyện đẩy mạnh quá trình này.

2.1.4.2 Những khó khăn

“Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế của huyện cũng còn

nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của huyện vẫn còn cao; hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực nông nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung cịn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và thu hút đầu tư, tạo ra những khó khăn nhất định đối với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn.“

-“Thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng thiếu vốn vẫn tiếp tục là

thách thức lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tái đầu tư các lĩnh vực về kết cấu hạ tầng.“

- “Ngành công nghiệp quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, dựa trên

lao động giản đơn và quy mơ hộ gia đình là chủ yếu; ngành thương mại - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô các đơn vị trong ngành cịn nhỏ lẻ, phân tán; trình độ, năng lực cạnh tranh thấp, nguồn vốn hiện có chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoàiyếu.“

-“Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất - kinh

doanh và đời sống xã hội còn thấp, hoạt động thủ cơng là chủ yếu. Mặt bằng dân trí tuy có nâng lên nhưng vẫn cịn ở mức thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chun mơn cịn ít nhưng lại chưa được sử dụng tốt và có hiệu quả. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, thiếu chủ động. Đây là những trở ngại lớn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp huyện Bắc Tân Un.“

“Như vậy, có thể thấy những tiềm năng và thuận lợi của huyện hiện vẫn

đang chưa được khai thác tốt, trong khi đó những khó khăn, hạn chế đã và tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội, tới quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn. Do đó, việc đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trên địa bàn địi hỏi phải vừa giải quyết các vấn đề về đầu tư phát triển, vừa khắc phục những hạn chế, khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.“

2.2 Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tếnơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Bắc Tân nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Bắc Tân Uyên

2.2.1 Về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộngành nông nghiệp ngành nông nghiệp

* Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất:

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tương đối ổn định, năm 2015 tỷ trọng 3 ngành là 96,00% - 1,65% - 2,36% thì đến 2017 là 96,29% - 1,77% - 1,94% (Xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Bắc Tân Uyên năm 2015 và năm 2017.

Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu của Chi cục thống kê huyện Bắc Tân Uyên

có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi; năm 2015, tỷ trọng các lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp là: 86,00% - 12,91% - 1,09%; năm 2017 là: 84,84% - 14,17% - 1,00% (trồng trọt giảm 1,16%; chăn nuôi tăng 1,25%). Đây là hướng chuyển dịch đúng nhằm phát huy tốt tiềm năng và lợi thế về chăn nuôi của huyện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội (Xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Cơ cấu GTSX ngành nông, lâm, ngư nghiệp ĐVT: %

ST

T HẠNG MỤC Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I GTSX khu vực I 100,00 100,00 100,00 1 GTSX nông nghiệp 96,00 96,30 96,29 - Trồng trọt 86,00 85,24 84,84 - Chăn nuôi 12,91 13,74 14,17 - Dịch vụ NN 1,09 1,02 1,00 2 GTSX lâm nghiệp 1,65 1,77 1,77 3 GTSX thủy sản 2,36 1,93 1,94

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Tân Uyên

Nông nghiệp là một trong những ngành có thế mạnh của huyện Bắc Tân Uyên với tổng diện tích đất nơng nghiệp chiếm đến 87,4% tổng diện tích tự nhiện của huyện. Đến năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đạt 1.975 tỷ đồng, tăng 4,04% so với năm 2016. Trong đó, giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 1.917,4 tỷ đồng, tăng 4,52%/năm bình quân giai đoạn 2012-2017. Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi cao hơn so với ngành trồng trọt và ngành dịch vụ nông nghiệp, cụ thể: ngành trồng trọt tăng 2,73%/năm, ngành chăn nuôi tăng 14,28%/năm, ngành dịch vụ nông nghiệp tăng 6,49%/năm (Xem phụ lục 10).

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Tân Uyên

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Tân UyênĐơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2017 Tốc độ tăng bình quângiai đoạn 2012-2017 (%/năm) Tổng cộng 1.537 1.917,4 4,52 1. Ngành trồng trọt 1.330 1.521,4 2,73 2. Ngành chăn nuôi 194 378,2 14,28 3. Ngành dịch vụ nông nghiệp 13 17,8 6,49

Nguồn: Tác giả tính tốn số liệu của Chi cục Thống kê huyện Bắc Tân Uyên

Trong thời gian qua, tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn Huyện cho thấy, trong lĩnh vực trồng trọt bên cạnh việc phát triển cây cao su là chủ yếu (chiếm 80% diện tích đất nơng nghiệp), trong 5 năm trở lại đây, đối với 5 xã ven sông Đồng Nai và Sông Bé các hộ nông dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

từ cao su và các loại cây ăn quả khác sang trồng cây ăn quả có múi, chủ yếu là Bưởi, Cam và Quýt. Vì đây là những loại cây rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở những địa phương này, và có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây cao su và các loại cây trồng khác. Thời gian qua diện tích trồng các loại cây này tăng lên rất nhanh, từ vài chục ha đến nay đã đạt trên 1000ha. Hiệu quả kinh tế và xã hội từ việc đầu tư các cây trồng này đạt được rất cao. Cụ thể là một số hộ dân trồng cây ăn quả có múi đã thốt nghèo và vươn lên làm giàu; thúc đẩy q trình xây dựng nơng thơn mới ở những địa phương này được nhanh hơn.

Tuy nhiên, do q trình phát triển cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao là do nơng dân tự phát; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khả năng đầu tư thâm canh thấp; kinh nghiệm sản xuất cịn ít, việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật còn hạn chế; đặc biệt là chưa có quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; năng suất, sản lượng đạt được chưa tương xứng với tiềm năng… Sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng cịn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, thiếu khoa học, gây ảnh hưởng khơng tốt đến vệ sinh an tồn thực phẩm, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên chủ yếu là ngành trồng trọt và chăn ni, trong đó trồng trọt chiếm 83,14% giá trị sản xuất. Trong thời gian qua đã diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chính ngành trồng trọt của huyện Bắc Tân Uyên là cao su, giá mủ cao su giảm mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Ngồi ra, hoạt động chăn ni theo mơ hình trang trại cơng nghệ cao phát triển mạnh trong thời gian qua đã góp phần gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, trên cơ sở đó nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Cụ thể, tỷ trọng của ngành trồng trọt có xu hướng giảm dần, từ 83,38% năm 2016 xuống còn 81,93% năm 2017. Ngược lại, tỷ trọng của ngành chăn ni có xu hướng

tăng dần với các tỷ lệ tương ứng là 15,42% năm 2016 và 16,86% năm 2017. Riêng tỷ trọng của ngành dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 1,2% năm 2016 và 1,21% năm 2017 (Xem biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên

Năm 2017, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên chiếm 12,9% so với tổng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp tỉnh Bình Dương. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp của huyện Bắc Tân Uyên đã có sự đóng góp đáng kể trong sự phát triển ngành nơng nghiệp chung của tồn tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Bắc Tân Uyên

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2016 Năm 2017

Cơ cấu (%) Năm 2016 Năm2017

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện bắc tân uyên tỉnh bình dương đến năm 2025 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)