Các nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 32 - 35)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

2.3 Các nghiên cứu trước

2.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Qi Huang (2009) sử dụng mơ hình HEdPERF và một số thành phần liên quan đến chất lượng dịch vụ giáo dục đại học đã được chứng minh bởi một số học giả như phương pháp giảng dạy được sử dụng như là một chỉ số của chất lượng giáo

dục của Cheng & Tam (1997),8liên kết với ngành nghề, chi phí của Joseph & Joseph (1997) [30] để nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tổng thể và sự hài lịng của sinh viên trường đại học Hạ Mơn - Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu theo mơ hình được trình bày ở hình 2.2 cho thấy, có mối tương quan mạnh mẽ giữa tổng thể chất lượng dịch vụ với sự hài lịng của sinh viên, trong đó các sinh viên chưa tốt nghiệp cảm nhận rằng chất lượng dịch vụ ở đại học Hạ Môn là tốt, nhưng tỉ lệ cũng chỉ ở mức hơi đồng ý. Nhưng dù sao cũng có một số sinh viên nghĩ rằng, trường đại học không thể cung cấp một dịch vụ tuyệt vời. Các khía cạnh phi học thuật là một chỉ số quan trọng đối với chất lượng dịch vụ. Kết quả chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa các khía cạnh phi học thuật với sự hài lịng của sinh viên khá mạnh mẽ. Cịn đối với khía cạnh học thuật, sự hài lịng sẽ tăng lên khi trường đại học có sự cải tiến về chất lượng giảng dạy. Sinh viên khá hài lòng khi giảng viên áp dụng những phương pháp giảng dạy phù hợp. Còn đối với các vấn đề liên quan đến chương trình học, có mối liên hệ vừa phải với sự hài lịng. Điều này có nghĩa là khi trường đại học nỗ lực trong việc cải tiến chương trình học, sinh viên sẽ hài lòng hơn. Đối với sinh viên trường đại học Hạ Môn, chất lượng, các loại lựa chọn, hay cấu trúc chương trình khơng đủ tốt, nên họ chỉ dừng lại ở mức “khá đồng ý”. Cơ hội nghề nghiệp là một thành phần quan trọng của của chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được điều này. Hình ảnh của trường đại học cũng là một chỉ số quan trọng của sự hài lòng. Mức độ thỏa mãn cao của sinh viên sẽ mang lại danh tiếng tuyệt vời hơn cho trường đại học.

8Huang, Q. (2009). The relationship between service quality and student satisfaction in higher education

Hình 2-2 Nghiên cứu của Qi Huang (2009)

Sự tiếp cận là một trong những thành phần quan trọng nhất của chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ mạnh mẽ giữa Sự tiếp cận và Sự hài lòng của sinh viên. Nhưng sinh viên vẫn chưa đánh giá cao ở các khía cạnh như Sự thuận tiện, Sự sẵn có, Khả năng tiếp cận của đội ngũ giảng viên và nhân viên nhà trường. Sinh viên cần nhiều Sự thuận tiện hơn trong việc liên lạc với giảng viên và nhân viên hành chính. Họ muốn tham khảo ý kiên nhiều hơn từ giảng viên và nhân viên nhà trường. Vấn đề Chi phí cũng quan trọng, một số sinh viên cho rằng mức học phí là chấp nhận được, nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng học phí q cao.

Nghiên cứu của Ana Brochado (2009) nhằm kiểm tra về năm công cụ thay thế lẫn nhau để đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng bao gồm SERQUAL, Important- Weighted SERQUAL, SERVPERF, Important - Weighted SERVPERF và HEdPERF. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu bằng một cấu trúc các câu hỏi có chứa các biến quan sát của SERQUAL, SERVPERF và HEdPERF, đồng thời sửa đổi để phù hợp hơn với

lĩnh vực giáo dục. Nghiên cứu đã chứng minh được rằng cả SERVPERF và HEdPERF là có khả năng đo lường chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng, nhưng không chỉ ra được cái nào tốt hơn.9

Nghiên cứu của Vasiliki G. Vrana và cộng sự (2015) nhằm mục tiêu đo lường chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi TEICM, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của công tác giáo dục đại học tại Hy Lạp. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo HEdPERF để đo lường chất lượng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhìn chung sinh viên có thái độ tích cực đối với TEICM. Chỉ có 1 số yếu tố bị đánh giá dưới điểm trung bình như: “Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị là đầy đủ và cần thiết” (trong khía cạnh cơ sở vật chất), “Phản hồi về sự tiến bộ của sinh viên”, “Thời gian đủ và thuận tiện cho việc tư vấn sinh viên” (trong khía cạnh học vấn). Các cơ quan quản lý và các bên liên quan của TEICM cần tập trung vào các yếu tố này để nâng cao chất lượng dịch vụ.10

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)