TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
4 .5 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình
5.2 Khuyến nghị
5.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng các yếu tố Học thuật
Như đã phân tích, đây là yếu tố có mức tác động lớn đến sự hài lòng của học sinh đối với mơ hình trường học VNEN, trong đó một số nguyên nhân tác động tiêu cực này đã được xác định ở mục 4.6.3.1. Cụ thể là: Nhiều giáo viên chưa nắm vững
phương pháp giảng dạy theo mơ hình trường học mới, cịn lúng túng trong tổ chức lớp học theo nhóm, cịn rập khn và thiếu tính sách tạo trong hoạt động giảng dạy; Đa số giáo viên có phương pháp giảng dạy cịn chưa phong phú, thiếu sự lôi cuốn nên chưa khơi dậy niềm đam mê học tập trong cá nhân mỗi học sinh; Chưa bao quát hết học sinh, chưa nắm rỏ tình hình từng học sinh khi áp dụng mơ hình giảng dạy mới; Đa số cán bộ quản lý và giáo viên mới tiếp cận mơ hình, mới chú ý áp dụng theo các hình thức tổ chức như bình bầu các chức danh, chia nhóm, trang trí lớp... nên hiệu quả học theo nhóm chưa cao, nhiều học sinh yếu nhút nhát ngày càng yếu hơn trong khi các em đã giỏi và mạnh dạn ngày càng tiến bộ hơn… Ngoài ra, mặc dù có áp dụng các phương tiện điện tử vào học tập và giảng dạy nhưng chỉ ở một số môn học nhất định do điều kiện cơ sở vật chất khơng cho phép. Do đó để cải thiện chất lượng của yếu tố này, tác giả khuyến nghị các giải pháp sau:
▪ Xây dựng cẩm nang áp dụng VNEN tại địa phương: Tổ chức thêm các buổi hội thảo chuyên môn cho giáo viên các trường THCS trong huyện (các trường có áp dụng chương trình VNEN). Giải pháp này sẽ giúp giáo viên và các tổ chức liên quan nhận diện thêm các hạn chế về mặt chuyên môn trong q trình thực hiện mơ hình VNEN tại trường, lớp mình, các kinh nghiệm thực tế… từ đó xây dựng các giải pháp có tính thiết thực nhất làm cơ sở cho việc hình thành cẩm nang của chương trình.
▪ Tổ chức các khố huấn luyện cho các giáo viên trong địa bàn huyện: định kỳ tổ chức các khoá huấn luyện, thực nghiệm hoạt động giảng dạy theo mơ hình VNEN mẫu để các giáo viên trong huyện, đặc biệt là những giáo viên mới về đại bàn có thể trãi nghiệm q trình giảng dạy theo mơ hình VNEN.
▪ Khuyến khích áp dụng cơng nghệ thơng tin vào quá trình giảng dạy của các giáo viên trong địa bàn huyện như: Giáo án điện tử; Các chương trình trình chiếu phù hợp với mơ hình giảng dạy hiện đại mang phong cách thuyết trình như VNEN.
▪ Tổ chức các buổi dự giờ của các giáo viên đứng lớp, nhằm tạo điều kiện cho các giáo viên học hỏi phương pháp giảng dạy lẫn nhau và đồng thời cũng
giúp cho các giáo viên đứng lớp có thái độ tích cực hơn và đầu tư tốt hơn cho bài giảng của mình.
▪ Có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện cho giảng viên tiếp tục học để nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ thời gian, học phí, tài liệu, hoặc giờ nghĩa vụ …để khuyến khích tinh thần học tập và yên tâm học tập của giảng viên. Một đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có trình độ chun mơn cao sẽ ln là sự hài lịng bậc nhất của sinh viên.
▪ Luân phiên các chức danh nội bộ của lớp: giải pháp này nhằm giúp các em học sinh có thế giảm bớt sự e dè, nhút nhát cũng như ai cũng có cơ hội thể hiện vai trị, tố chất của mình ở các vị trí khác nhau trong tổ chức từ đó giáo viên có thể có những hình thức động viên, hỗ trợ kịp thời cho mỗi em trong lớp.