Khung phân tích đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 39 - 43)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

2.4 Khung phân tích đề xuất

Như đã trình bày trong mục 2.3 của luận văn, mỗi mơ hình đo lường chất lượng đều có ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, để đo lường chất lượng của hoạt động trong ngành giáo dục thì mơ hình HEdPERF có nhiều ưu điểm hơn so với các mơ hình khác như SERVQUAL hay SERVPERF mà cụ thể là nghiên cứu theo mơ hình HEdPERF kết quả sẽ phản ảnh rõ nét và đầy đủ các nhóm yếu tố trong mơ hình.

Do đó, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất sử dụng mơ hình HEdPERF dựa trên nghiên cứu của Firdaus (2005), “The development of HEdPERF, a new measuring instrument of service quality for the higher education sector” để thực hiện đề tài của mình.

Hình 2-3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Các thành phần trong mơ hình được giải thích như sau:

Các khía cạnh phi học thuật: Phương diện này bao gồm các yếu tố liên quan

đến các nhân viên nhà trường nhằm hỗ trợ sinh viên hoàn thành nghĩa vụ nghiên cứu và học tập của họ. Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát trong bảng 2.3 bên dưới:

Bảng 2-3 Danh mục thang đo của nhân tố phi học thuật

STT Tên biến Mã hóa Nguồn

thang đo 1 Cán bộ nhân viên của trường lịch sự, nhã nhặn

đối xử bình đẳng với học sinh. A1

Firdaus (2005) 2 Cán bộ nhân viên của trường tận tình hỗ trợ học

sinh khi liên hệ công việc. A2

3 Cán bộ nhân viên của trường giải quyết các yêu

cầu của học sinh một cách hợp lý, hiệu quả. A3 4 Trường lưu trữ hồ sơ, kết quả học tập đầy đủ và

cung cấp kịp thời thông tin cho các em khi cần A4 5 Thời khóa biểu học tập và sinh hoạt tại trường

Các khía cạnh học thuật: Bao gồm các yếu tố mô tả trách nhiệm của giáo

viên đối với học sinh. Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát trong bảng 2.4 sau:

Bảng 2-4 Danh mục các thang đo của nhân tố học thuật

STT Tên biến Mã hóa Nguồn thang

đo 1 Thầy, cơ có kiến thức chun mơn vững vàng đối

với mơn học mình phụ trách B6

Firdaus (2005) 2 Thầy, cơ có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ

hiểu cho các em B7

3

Thầy, cô cung cấp thông tin cần thiết về môn học đầy đủ và kịp thời (sách hướng dẫn, đề cương, bài tập, hướng dẫn làm bài kiểm tra ...)

B8 4 Thầy, cô nắm rõ tình hình học tập của các em,

luôn đưa ra nhận xét về sự tiến bộ của các em. B9 5

Thầy, cơ ln khuyến khích các em thảo luận, làm việc theo nhóm, tự tìm hiểu và phát hiện những vấn đề mới trong bài học.

B10

6

Thầy, cô thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (sử dụng máy vi tính, đèn chiếu và những máy móc thiết bị khác khi giảng dạy).

B11

Cơ sở vật chất: Bao gồm các yếu tố mô tả tầm quan trọng trong việc nhà trường thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của nó thơng qua cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phục vụ hiệu quả cho việc học tập của sinh viên. Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát trong bảng 2.5:

Bảng 2-5 Danh mục thang đo của nhân tố Cơ sở vật chất

STT Tên biến Mã hóa Nguồn

thang đo 1 Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của học sinh. C13

Firdaus (2005) 2 Phịng học có đủ bàn ghế và các thiết bị nghe nhìn

thuận tiện cho việc học tập của học sinh C14 3 Thư viện có đủ sách và tài liệu tham khảo đáp ứng

nhu cầu học tập của học sinh. C15

4

Phịng thí nghiệm thực hành có đầy đủ máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết đáp ứng nhu cầu thực hành của học sinh.

C16

Sự tiếp cận: Phương diện này bao gồm các yếu tố liên quan đến các vấn đề

như khả năng tiếp cận, dễ dàng tiếp xúc, thái độ của giảng viên và các nhân viên nhà trường. Thành phần này được đo lường thông qua các biến quan sát ở bảng 2.6:

Bảng 2-6 Danh mục thang đo của nhân tố Sự tiếp cận

STT Tên biến Mã hóa Nguồn thang

đo 1 Khi cần các em luôn nhận được sự hỗ trợ từ nhà

trường một cách nhanh chóng. D17

Firdaus (2005) 2 Các em dễ dàng liên lạc với thầy cô khi cần

thiết. D18

3 Các em dễ dàng tiếp cận với thư viện, thiết bị,

và các phòng chức năng để học tâp và giải trí. D19 4 Các em dễ dàng đóng góp ý kiến hay gởi yêu

cầu đến các bộ phận liên quan của trường. D20 5

Các em dễ dàng được tham gia các phong trào, văn nghệ thể thao, câu lạc bộ đội nhóm do nhà trường tổ chức.

D21

Nội dung đào tạo: Phương diện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung

cấp rộng rãi và uy tín các chương trình học tập, chun ngành với cấu trúc linh hoạt và các vấn đề liên quan đến giáo trình nhằm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng như mục tiêu học tập của học sinh.

Bảng 2-7 Danh mục các thang đo của nhân tố Nội dung đào tạo

STT Tên biến Mã hóa Nguồn thang

đo 1 Trường em giảng dạy đầy đủ các môn học theo

quy định (11 môn). E22

Firdaus (2005) 2 Mục đích u cầu của các mơn học rõ ràng đối

với học sinh. E23

3 Nội dung các môn học đem lại cho em nền tảng

kiến thức cơ bản, hữu ích. E24

4 Chương trình học phát triển tố chất tư duy sáng

tạo, khả năng tự học của học sinh. E25 5 Chương trình học được thiết kế hiện đại, phù

hợp với xu hướng quốc tế. E26

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)