TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài có hai giai đoạn nghiên cứu: Giai đoạn một, nghiên cứu khám phá được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu; Giai đoạn hai, nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết đã đặt ra.
3.1.1 Nghiên cứu khám phá
Mục tiêu của bước nghiên cứu này là điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm đo lường mức độ hài lòng của học sinh đối với chương trình VNEN. Nghiên cứu này được thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm với đối tượng là học sinh đang theo học chương trình VNEN, thầy cơ quản lý và các giáo viên có kinh nghiệm thực tế đã triển khai, giảng dạy theo mơ hình trường học mới. Số lượng là hai nhóm: một nhóm là chun gia (8 giáo viên) và nhóm cịn lại là học sinh (8 học sinh) cụ thể như sau:
Đối với nhóm chuyên gia, các thành viên tham dự nhóm được tác giả chọn lọc trải đều trên các nhóm chức danh khác nhau để đảm bảo các ý kiến đóng góp có góc nhìn đa chiều.
Bảng 3-1 Danh sách chuyên gia tham gia thảo luận nhóm
Stt Họ và tên Cán bộ giáo viên Chức vụ, đơn vi công tác 1 Trương Thị ánh Vân Phó Trưởng phịng Giáo dục và Đào Tạo
Thành phố Bà Rịa
2 Nguyễn Văn Trực Phó Trưởng phịng Giáo dục và Đào Tạo huyện Châu Đức
3 Lương Thanh Thủy Chuyên viên phòng Giáo dục và Đào Tạo Thành phố Vũng Tàu
4 Trần Văn Tâm Chuyên viên phòng Giáo dục và Đào Tạo Thành phố Bà Rịa
5 Nguyễn Văn Đạt Hiệu Trưởng THCS Châu Đức
6 Phạm Hữu Niệm Phó Hiệu Trưởng THCS Hà Huy Tập
7 Đỗ Thị Lài Hiệu Trưởng THCS Nguyễn Trãi
8 Trương Viết Phi Phó Hiệu Trưởng THCS Kim Long
9 Phan Thế Hài Phó hiêu trưởng trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Bảng 3-2 Danh Sách học sinh tham gia thảo luận nhóm
Stt Họ và tên học sinh Khối lớp Học sinh trường
1 Đào Hải Anh Lớp 9 THCS Châu Đức
2 Trương Nam Hạnh Lớp 9 THCS Châu Đức
3 Nguyễn Thị Ngọc Hiền Lớp 9 THCS Châu Đức
4 Hồ Việt Huy Lớp 9 THCS Châu Đức
5 Võ Trần Minh Ngọc Lớp 8 THCS Châu Đức
6 Nguyễn Trọng Nhân Lớp 8 THCS Châu Đức
7 Nguyễn Ngọc Tâm Như Lớp 8 THCS Châu Đức
8 Lê Nguyễn Anh Thư Lớp 8 THCS Châu Đức
Dựa trên kết quả buổi thảo luận nhóm, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được hình thành chính thức và đưa vào phỏng vấn thu thập thông tin. Bảng câu hỏi này trước
khi tiến hành khảo sát trên diện rộng được phỏng vấn thử 10 học sinh để kiểm tra ngơn từ trình bày có phù hợp, rõ ràng, dể hiểu và thống nhất không.
3.1.2 Kết quả nghiên cứu khám phá
Thơng qua thảo luận nhóm, tác giả bổ sung thêm một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lịng nói chung là Quy mơ lớp học, nhân tố này được đo lường bởi ba biến: Số lượng học sinh trong mỗi lớp là vừa phải và phù hợp (mã hóa là F27), Quy mô lớp học phù hợp giúp các em tham gia vào nội dung bài học nhiều hơn (mã hóa là F28) và Quy mô lớp học phù hợp giúp các em hiểu rõ nhau hơn và làm việc theo nhóm tốt hơn (mã hóa là F29). Việc thêm nhân tố Quy mô lớp học cũng được căn cứ theo nghiên cứu của Vasiliki (2015) và Dương Thị Thu Trang (2013).
Đồng thời tác giả cũng đã bổ sung thêm một biến quan sát “Thầy, cô mang đến nhiều bài tập có tính ứng dụng cao” (mã hóa là B12) vào nhân tố phương diện Học thuật. Chi tiết kết quả phỏng vấn chuyên gia được trình bày tại phụ lục 2 của luận văn.
3.1.3 Mơ hình nghiên cứu chính thức
So với mơ hình gốc của HEdPERF mà tác giả để xuất áp dụng trong chương Hai, mơ hình nghiên cứu mới bổ sung thêm nhân tố Quy mô lớp học. Điều này phù hợp với thực tế tại các trường THCS thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tác giả trình bày ở hình 3.1
Hình 3-1 Mơ hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Tác giả đề xuất, 2017
3.1.4 Nghiên cứu chính thức
Mục tiêu của bước nghiên cứu này là kiểm định mơ hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các yếu tố tác động đến mức độ hài lịng của học sinh đối với chương trình VNEN. Nghiên cứu này được tiến hành trên đối tượng khảo sát là học sinh đã theo học ít nhất hai năm chương trình VNEN tại các trường THCS trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh Bà Ria-Vũng Tàu. Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo dạng một bảng câu hỏi.
Hình 3-2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Thiết kế theo nghiên cứu của tác giả, 2017
3.1.6 Thực hiện nghiên cứu
Sau khi thơng qua kết quả thảo luận nhóm, các biến quan sát sẽ được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với nghiên cứu. Các biến nghiên cứu được đo lường trên thang đo Likert, 5 điểm thay đổi từ 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý” đến 5 “Hoàn toàn đồng ý”. Ngồi ra, bảng câu hỏi cịn sử dụng thêm các biến định danh để xác định các biến: Giới tính, Tuổi, Khối lớp học.