Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về VNEN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 63 - 64)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

4 .5 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mơ hình

4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.6.2 Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng về VNEN

Thơng qua phân tích hồi qui bội, 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của học sinh và các nhân tố này giải thích được 56% mức độ hài lịng của học sinh, cịn lại 44% được giải thích bởi các biến khác nằm ngồi mơ hình. Trong 6 nhân tố này, phương diện Học thuật có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của học sinh (giá trị Beta = 0,386); thứ hai là Nội dung chương trình (giá trị Beta = 0,343); thứ ba là Sự tiếp cận, thứ tư là Cơ sở vật chất, thứ năm là Quy mô lớp học và thứ sáu là phương diện Phi học thuật. Để giải thích cho vấn đề này, theo tác giả đó là do:

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục mà cụ thể là vẫn còn tồn tại một số lượng lớn giáo viên và cán bộ quản lý tại địa phương chưa đáp ứng u cầu theo mơ hình giáo dục VNEN bao gồm các biểu hiện như: Thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề; vi phạm đạo đức và lối sống đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành và tác động tiêu cực đến việc

triển khai áp dụng mơ hình VNEN tại địa phương; Năng lực giảng dạy còn hạn chế so với yêu cầu của mơ hình nhà trường kiểu mới (VNEN). Bên cạnh đó là những yếu tố khách quan của ngành như các chính sách, chế độ giành cho giáo viên chưa co nên việc thu hút người tài vào ngành giáo dục còn hạn chế cũng như tạo được động cơ phấn đấu vươn lên trong nghề của các thành viên đang hoạt động trong ngành giáo dục.

Nội dung chương trình, cách thi, kiểm tra theo phương pháp cũ chậm được đổi mới đã ăn sâu vào tư tưởng giáo viên. Chương trình dạy và học nói riêng ở cấp THSCS cịn mang nặng tính lý thuyết, phương pháp dạy học vẫn đậm phong cách truyền thống (thầy cô giảng bài – học sinh ghi chép và chỉ phát biểu khi được thầy cơ chỉ định hoặc đặt câu hỏi) khiến tính sáng tạo, năng động của học sinh giảm đi rất nhiều thay vào đó là tính thụ động trong học tập vẫn duy trì ở mức cao. Nội dung và phương pháp giảng khơng có sự cập nhật và điều chỉnh sao cho phù hợp với tính chất, đặc thù của từng vùng miền, từng loại hình đối tượng học sinh và từng loại hình cơ sở giáo dục khác nhau. Nội dung chương trình chưa chú trọng giáo dục kỹ năng và thiếu tính bám sát thực tiễn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu, sức ép sĩ số học sinh /lớp lớn, đây là kết quả của việc phối hợp chưa tốt của các ban ngành trong từng địa phương. Sự yếu kém này dẫn đến công tác huy động và phân bổ nguồn nhân lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý đồng thời hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Mặt khác cũng cần nhấn mạnh rằng, mức độ đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục thiếu tính tập trung, đặc biệt là đối với những mục tiêu cần sự ưu tiên đầu tư lớn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục chưa được quy định đầy đủ, sát thực.

4.6.3 Về nguyên nhân dẫn đến kết quả khảo sát về sự hài lòng của học sinh đối với chương trình giáo dục theo mơ hình VNEN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của học sinh trung học cơ sở huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu đối với chất lượng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)