Các nghiên cứu khác về Việt Nam được tìm thấy báo cáo của Narayan K.Paresh và Narayan Seema (2010) sử dụng các bài kiểm tra đồng tích hợp Johnson và Juselius (Kiểm định JJ) và cho rằng giá dầu và thị trường chứng khốn khơng phải là đồng tích hợp trong suốt thời gian nghiên cứu (từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 8 năm 2006). Tuy nhiên, các kết quả từ các bài kiểm tra đồng tích hợp Gregory-Hansen lại tiết lộ rằng thị trường dầu mỏ và thị trường chứng khốn là đồng tích hợp. Ngồi ra, nhóm tác giả cũng đã mơ hình hóa tác động của giá dầu trên thị trường chứng khoán của Việt Nam sử dụng các bài kiểm tra đồng hội nhập. Với tần suất dữ liệu cao (hàng ngày), họ thấy rằng giá dầu có tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê trên giá chứng khoán.
Trong hai nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, bao gồm nghiên cứu của Cuong C. và M. Ishaq Bhatti (2012), nghiên cứu của Narayan Paresh Kumar và Narayan Seema (2010) , đều chỉ ra mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán Việt Nam là cùng chiều. Theo lập luận của tác giả, Việt Nam là một trong
những quốc gia đang phát triển và thị trường chứng khốn cịn đang non trẻ, và lại phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu thế giới, nên mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và thị trường chứng khoán Việt nam cùng chiều là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên đối với các công ty xăng dầu và gas tỷ suất sinh lời trên giá cổ phiếu của các công ty này sẽ tăng lên khi giá xăng dầu tăng lên như nghiên cứu của Sadorsky (2001) về các nhân tố rủi ro của tỷ suất sinh lời chứng khốn của các cơng ty xăng dầu và gas ở Mỹ, nghiên cứu của Tran Huu Nghi (2010) ở các công ty xăng dầu và vận tải ở Việt Nam cho thấy tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các công ty này biến động cùng chiều với giá dầu do các công ty ở Việt Nam đã chuyển những thay đổi trong chi phí đầu vào của họ vào giá các sản phẩm và dịch vụ của họ nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Tỷ suất sinh lời chứng khốn của các cơng ty năng lượng thay thế cũng được kỳ vọng là tăng khi có sự tăng lên của giá dầu.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2012), đã sử dụng các phương pháp như là mơ hình đồng liên kết, phương pháp Johanse, mơ hình ECM để nghiên cứu tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa sản lượng công nghiệp Việt Nam và giá dầu, tuy nhiên sự tác động của giá dầu đến sản lượng sản xuất công nghiệp tương đối nhỏ. Theo lý luận của tác giả, nguyên nhân có thể là do những biện pháp can thiệp vào giá xăng dầu của Chính phủ Việt Nam, những chính sách góp phần giúp nền kinh tế ổn định hơn, trước những cú sốc bất lợi từ bên ngoài. Những biện pháp và chính sách của chính phủ Việt Nam bao gồm: Cơ chế trợ giá, thành lập “Quỹ bình ổn xăng dầu”, mở rộng và phát triển mơ hình cơng ty đảm bảo năng lượng, Phụ thu, lệ phí giao thơng. Những chính sách này đã góp phần điều tiết ảnh hưởng của những cú sốc giá dầu khi nó truyền dẫn vào nền kinh tế Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Minh Phương (2013), cũng sử dụng mơ hình VAR và kiểm định nhân quả Granger trong phân tích “Biến động giá dầu và thị trường chứng khốn Việt Nam”. Các kết luận chính của tác giả như là tồn tại mối quan hệ trong
ngắn hạn giữa tỷ giá hối đoái và giá cả chứng khoán Việt Nam ở các độ trễ khác nhau, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động cùng chiều với những thay đổi của giá dầu thế giới. Cụ thể, khi giá dầu tăng lên 1 USD với điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho giá chứng khoán trong nước tăng lên 0,102 điểm sau một ngày và 0,033 điểm sau 4 ngày. Kết quả phân tích phân rã phương sai và hàm phản ứng đẩy của Trần Thị Minh Phương (2013), cũng cho thấy các cú sốc trong giá chứng khoán bị tác động chủ yếu bởi các giá trị quá khứ của nó hơn là tác động của giá dầu, tỷ giá hối đối hay lãi suất.
Ngồi ra, như đã đề cập ở trên, tại Việt Nam còn một số nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) hay của Lê Thị Minh Hương (2013), tuy nhiên những nghiên cứu của các tác giả này chưa đề cập đến việc phân tách cú sốc giá dầu ra thành ba loại.