CHƢƠNG V: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 66 - 70)

5.1 Những kết luận chính:

Mục tiêu của bài nghiên cứu này để ước tính tác động của cú sốc giá dầu lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam là như thế nào. Trong nhiều năm vừa qua, mối hệ giữa giá dầu thô thế giới và thị trường chứng khoán Việt Nam là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Gần đây hơn, khi giá dầu thế giới liên tục lao đầu thì thị trường chứng khoán Việt Nam cũng liên tục sụt giảm giá trị gây nên tâm lý hoảng loạn cho nhà đầu tư.

Kết quả nghiên cứu chính của tác giả đã cho thấy:

(1) Sự tác động của các loại cú sốc giá dầu khác nhau lên lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện phương sai thay đổi là khác nhau.

Sự thay đổi trong cú sốc giá dầu có nguồn gốc từ cú sốc cung dầu tạo ra sự thay đổi ngược chiều trong lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự thay đổi trong cú sốc của cú sốc giá dầu, có nguồn gốc từ cú sốc cầu dầu tạo ra sự thay đổi ngược chiều trong lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam. Và sự thay đổi trong cú sốc cầu dầu thị trường cụ thể tạo ra sự thay đổi cùng chiều trong lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam

(2) Thị trường chứng khoán Việt Nam cho biến động trước các cú sốc giá dầu thế giới. Kết quả hồi quy mơ hình Scalar – BEKK cho thấy, ví dụ: với 1% sự thay đổi trong cú sốc giá dầu có nguồn gốc từ cú sốc cung dầu (có thể tạo ra sự thay đổi khoảng 2.37% trong giá trị thực của dầu) thì thị trường chứng khoán việt Nam thay đổi theo tới 0.7 % giá trị. Tương tự với các loại cú sốc khác.

(3) Các loại cú sốc khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đối với các ngành công nghiệp được lựa chọn nghiên cứu.

5.2 Hạn chế của đề tài:

Đầu tiên, cũng như những nghiên cứu khác, bài nghiên cứu này cũng có một số hạn chế. Trước hết là dữ liệu nghiên cứu. TTCK Việt Nam ra đời từ năm 2000 nhưng dữ liệu về VN30, chỉ số của các ngành công nghiệp được lựa chọn trong nghiên cứu chỉ được thống kê từ năm 2009 nên chưa thể hiện được đầy đủ diễn biến và tác động giữa các biến với nhau kể từ khi TTCK được hình thành.

Thêm vào đó, mặc dù kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đề ra, nhưng nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tác giả đã sử dụng biến SLSTEEL (sản lượng sản xuất thép toàn cầu) để đại diện cho chỉ số hoạt động kinh tế tồn cầu, hay đó chính là đại diện của tổng nhu cầu dầu thế giới. Ngồi ra, thị trường chứng khốn của Việt Nam được điều hành bởi nhiều quy định và chính sách của nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu cũng có thể được mở rộng ra với việc đưa thêm những hạn chế về chính sách vào nghiên cứu.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung vào xem xét tác động của các biến giá dầu thế giới mà chưa xem xét đến các yếu tố khác như: đầu tư nước ngồi, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, lạm phát, các yếu tố nội bộ công ty v.v…nên chưa thể hiện rõ TTCK chịu tác động chủ yếu bởi nhân tố nào. Việc đưa thêm các biến vi mô và vĩ mô khác vào nghiên cứu sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan tốt hơn về TTCK Việt Nam và có thể lý giải được lý do vì sao giá chứng khoán trong nước chịu tác động bởi cú sốc giá dầu thế giới. Thêm một vấn đề nữa là tác giả chưa thực hiện các phương pháp kiểm định cho mơ hình Scalar - BEKK.

Ngồi ra, nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của cú sốc giá dầu đến lợi nhuận chứng khốn của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Mặc dù chứng khốn của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch TPHCM có thể là đại diện tốt cho TTCK Việt Nam, tuy nhiên nếu thực hiện nghiên cứu trên

cả Sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội có thể sẽ cho kết luận có tính khái qt tốt hơn về TTCK Việt Nam.

5.3 Kiến nghị và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Mặc dù kết quả mơ hình SVAR cho thấy giá chứng khoán biến động cùng chiều với giá dầu, tuy nhiên theo tác giả sự biến động cùng chiều này có thể do ảnh hưởng tích cực của các yếu tố khác hơn là tác động của giá dầu thế giới. Dựa trên lý thuyết kỳ vọng về tác động của giá dầu thế giới đến TTCK, tác giả đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần ổn định và phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian sắp tới:

Tiếp tục phát triển sản xuất dầu, gia tăng nguồn dự trữ dầu trong nước và tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế dầu: Việt Nam là nước đang phát triển với tốc độ tương đối nhanh và ổn định trong thời gian gần đây. Với mục tiêu trở thành một nước cơng nghiệp hóa đến năm 2020, chắc chắn nhu cầu sử dụng dầu và các chế phẩm từ dầu mỏ tiếp tục sẽ là một áp lực lớn đối với Việt Nam. Khi đó ảnh hưởng của giá dầu đối với thị trường chứng khốn trong nước nói riêng cũng như đối với nền kinh tế nói chung sẽ tiếp tục gia tăng nếu Việt Nam khơng có những chính sách, định hướng dài hạn nhằm hạn chế những tác động này. Vì vậy, ngay từ bây giờ Chính phủ nên có những chính sách ưu tiên phát triển sản xuất dầu mỏ trong nước nhằm gia tăng nguồn dự trữ dầu, giảm bớt tác động của giá dầu trong tương lai, đặc biệt là tránh được những rủi ro có thể xảy ra của sự đổ vỡ nguồn cung dầu thế giới.

Ngồi ra, Chính phủ Việt Nam nên tăng cường liên kết với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao công nghệ chế biến dầu thô thành dầu tinh luyện để tăng cường xuất khẩu dầu đã tinh luyện, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam, ổn định thị trường ngoại hối trong nước. Song song với việc phát triển sản xuất dầu trong nước, Chính phủ Việt Nam nên xem xét phát triển rộng rãi việc sử

dụng các nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ như than, khí gas tự nhiên và năng lượng tái tạo ... Và cuối cùng, Việt Nam nên gia tăng đối thoại với các quốc gia xuất khẩu dầu lửa để tăng cường hợp tác đa phương và tối thiểu hóa những cú sốc giá dầu có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế trong nước.

Kết quả nghiên cứu tuy còn một vài hạn chế nhưng tác giả hy vọng rằng việc khám phá ra được các cú sốc có nguồn gốc khác nhau sẽ ảnh hưởng không giống nhau đến lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt nam, sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước đó về cú sốc giá dầu, thị trường chứng khoán Việt Nam và giúp cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà đầu tư và những nhà quản trị rủi ro...hiểu được sự tác động của cú sốc giá dầu lên thị trường chứng khoán Việt Nam là như thế nào. Từ đó, những nhà hoạch định chính sách, những nhà đầu tư và những nhà quản trị rủi ro... sẽ có những hành động để giảm được tổn thất và rủi ro khi gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam./.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cú sốc giá dầu và lợi nhuận thị trường chứng khoán bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)