Biến thiên vận tốc phản ứng theo nồng độ cơ chất

Một phần của tài liệu Tổng hợp và đánh giá các đặc tính xúc tác giả enzyme horseradish peroxidase của hệ hemin biến tính bằng alginate (Trang 57 - 59)

Trên cơ sở phương trình Michaelis–Menten, bằng cách xây dựng đường biểu diễn sự phụ thuộc của V vào [S] và bằng đồ thị xác định tốc độ tối đa V ta có thể tìm thấy giá trị của [S], ở đó V = ½ Vmax, tức giá trị của Km (hình 2.3). Khi tăng [S] thì V phản ứng tăng, tăng [S] đến một giá trị nào đó thì V đạt đến giá trị Vmax và bão hòa.

48 Năm 1934, Lineweaver và Burk, trên cơ sở của phương trình (4) đã nghịch đảo để biến thành dạng đường thẳng y = ax + b, có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu kìm hãm enzyme. 1 v = Km Vmax. 1 [S]+ 1 Vmax

Hình 3.12. Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ cơ chất theo

Lineweaver–Burk [64]

Hằng số Kcat thể hiện số phân tử cơ chất tối đa chuyển thành sản phẩm do một trung tâm hoạt động của một enzyme trong một khoảng thời gian. Đơn vị của Kcat là s–1 nghĩa là số vịng phản ứng hoạt hóa mà enzyme sẽ trải qua trong 1s, một vòng phản ứng của enzyme là sự chuyển đổi một phân tử cơ chất [64].

Kcat = k2 = Vmax

[E]t

Kcat/Km là hằng số thể hiện ái lực của enzyme đối với cơ chất. Kcat/Km cao, tức Kcat cao và Km thấp, số chu kỳ phản ứng hoạt hóa cao mà chỉ cần [S] thấp (Km thấp) để đạt v = ½ Vmax (hoặc số phân tử cơ chất được chuyển hóa cao, lượng dư cơ chất cho vào phản ứng được sử dụng hiệu quả), enzyme có ái lực tốt với cơ chất, enzyme tốt và ngược lại [64].

Cơ sở đánh giá hoạt lực trên Guaiacol

Phản ứng oxy hóa Guaiacol là một tiêu chuẩn được sử dụng để mơ tả hoạt tính xúc tác của enzyme Peroxidase [9]. Việc đánh giá hoạt lực của chất xúc tác dựa trên q trình oxy hóa Guaiacol tạo ra sản phẩm Tetraguaiacol với hệ xúc tác và sự hiện diện của H2O2 (Hình 3.13).

49 Hệ xúc tác

Một phần của tài liệu Tổng hợp và đánh giá các đặc tính xúc tác giả enzyme horseradish peroxidase của hệ hemin biến tính bằng alginate (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)