Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu gel lá găng thành phẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly gum lá găng (canthium horridum blume) và một số tính chất của gel lá găng (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu gel lá găng thành phẩm

Mục đích: tìm các điều kiện tạo gel thích hợp cho gel lá găng. Trong báo cáo này,

nhóm chúng tơi khảo sát các điều kiện sau: nồng độ tạo gel, nhiệt độ khi gia nhiệt, nồng độ Ca2+ tới việc tạo gel của gel lá găng.

Cách tiến hành: sau khi tìm được các điều kiện trích ly thích hợp theo thí nghiệm

2.3.2, gum lá găng sau khi sấy khô sẽ được nghiền mịn và rây (Ø = 250 μm ). Sau đó, các mẫu gel lá găng được chuẩn bị như sau:

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ bột gum lá găng đến kết cấu gel lá găng

Tiến hành hòa tan mẫu gum lá găng trong nước cất và vận tốc khuấy là 1500 vòng/phút với các nồng độ: 1.7, 1.9 2.1, 2.3 và 2.5 (w/v), tại nhiệt độ 50oC.

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ gia nhiệt đến kết cấu gel lá găng

Đối với thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ khi gia nhiệt đến kết cấu gel lá găng, tiến hành hòa tan gel lá găng trong dung môi lá nước cất tại các mức nhiệt độ khác nhau: 50, 60, 70, 80 và 90oC; vận tốc khuấy là 1500 vòng/phút và nồng độ bột gum là 2,3% (w/v).

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cation Ca2+ đến kết cấu gel lá găng

Đối với thí nghiệm khảo sát nồng độ của ion Ca2+ đến kết cấu gel lá găng, dùng dung dịch CaCl2 1M để điều chỉnh nồng độ ion Ca2+ của dung dịch sau khi gia nhiệt ở các mức: 0; 0,1; 0,5; 1; 2; 5 và 10 mM sao cho không làm thay đổi nồng độ của bột gum lá găng trong dung dịch; vận tốc khuấy là 1500 vòng/phút và nồng độ bột gum là 2,3% (w/v).

Tất cả các mẫu sau q trình chuẩn bị sẽ được rót vào hũ nhựa có đường kính 40 mm và chiều cao 10 mm. Sau khi chiết rót, mẫu được đậy kín và đặt trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0 – 5oC trong thời gian 16 giờ. Sau đó, mẫu được lấy ra khỏi tủ lạnh, để về nhiệt độ phòng trong 30 phút, quan sát và mô tả trạng thái của gel và đo kết cấu của các mẫu gel. Các mẫu được đo kết cấu trên máy CT3 Texture Analyzer theo phương pháp của Leelawat, B. và cộng sự, 2020 với một số hiệu chỉnh, phương pháp đo TPA, quy trình 2 lần nén tiêu chuẩn, vị trí đầu dị cách mẫu 30 mm, vận tốc đầu dò là 1 mm/s với độ biến dạng là 40%, dùng đầu dò TAACC 36 với pretest speed là 2 mm/s, trigger load là 5.0 g.

Thông số cần đo: các giá trị về độ cứng (Hardness), đơn vị: g; độ cố kết

24

(Chewiness), đơn vị: mJ và độ đàn hồi (Springiness), đơn vị: mm, được ghi nhận. Ở mỗi lần đo, lặp lại 3 lần để tính tốn kết quả và chọn ra mẫu có các đặc tính về kết cấu tốt nhất.

Hình 2.2. Cách đo kết cấu theo phương pháp TPA

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly gum lá găng (canthium horridum blume) và một số tính chất của gel lá găng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)