Đánh giá cảm quan về mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của bột vỏ ca cao đến chất lượng bánh cracker (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các phương pháp phân tích

2.5.4. Đánh giá cảm quan về mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mới

Phương pháp cảm quan thị hiếu là một phép đo ấn tượng tổng quát của người tiêu dùng về việc họ thích hay ghét như thế nào một sản phẩm (hoặc một khía cạnh của sản phẩm). Đánh giá mức độ chấp nhận thường được tiến hành với thang 9 điểm được phát triển bởi Quartermaster Corps of the U.S. Army. Một bảng hỏi sẽ được cung cấp cho các thành viên trong hội đồng, điều này giúp các nhà cảm quan nắm bắt rõ được thông tin, nhu cầu của người thử để tiến hành phép thử ngay sau đó. Người thử nếm và yêu cầu cho điểm các mẫu thử đã được định nghĩa trước thông qua các thuật ngữ mơ tả cấp độ hài lịng:

1- Cực kỳ khơng thích 2- Rất khơng thích 3- Khơng thích

4- Tương đối khơng thích 5- Khơng thích cũng khơng ghét 6- Tương đối thích

7- Thích 8- - Rất thích 9- Cực kì thích

Ngun tắc: Người thử nhận được 4 mẫu bánh cracker được mã hóa. Yêu cầu nếm

4 mẫu bánh cracker theo thứ tự được trình bày, từ trái sang phải. Người thử nếm từng mẫu và đánh giá mức độ ưa thích đối với mỗi chỉ tiêu của mẫu bằng cách cho điểm trên thang điểm.

Xa là % DPPH bị phá hủy của ống chứa mẫu; Xb là % DPPH bị phá hủy khi đối chiếu qua trục oy; m là khối lượng mẫu cần đo (g);

Cách tiến hành:

Tiến hành chuẩn bị và phục vụ mẫu trong khuôn viên của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Đối tượng người thử là sinh viên không thuộc ngành Công nghệ Thực phẩm và các cán bộ nhân viên của trường có độ tuổi dao động từ 18 – 50 tuổi.

Kết quả:

Số liệu thu được bao gồm bảng câu hỏi khảo sát và phiếu đánh giá cho điểm các mẫu thử sẽ được xử lý bằng các phần mềm thống kê.

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của bột vỏ ca cao đến chất lượng bánh cracker (Trang 35 - 36)