Troponin trong một số bệnh lý tim mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vai trò tiên lượng của troponin i, NT proBNP trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. TROPONI NI

1.2.3. Troponin trong một số bệnh lý tim mạch

1.2.3.1. Nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ tim liên quan đến động mch vành.

Trong những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp thì TnI tim tăng trong khoảng 3 - 4 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, đạt đỉnh sau 12-24 giờ và trở về giá trị bình thường sau 5-14 ngày. Với bệnh nhân được tái tưới máu sớm thành công, troponin I đạt nồng độ đỉnh sớm hơn và sau đó giảm nhanh, thường sau khoảng 14 giờ sau khi bắt đầu đau ngực [79],[80].

Từ năm 2000, Hiệp hội Tim mạch học Châu Âu và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đề xuất troponin I như là một tiêu chí mới trong chẩn đốn nhồi máu cơ tim cấp [81]. C.W. Hamm và cộng sự đã nghiên cứu troponin I như là một chỉđiểm dự báo độc lập cho tiên lượng ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn của bệnh nhân có hội chứng vành cấp [82]. Sau đó, M. Licka và cộng sựcũng đã nghiên cứu về nồng độ troponin T 72 giờ sau nhồi máu là một chỉđiểm để ước lượng kích thước ổ nhồi máu [83].

1.2.3.2. Troponin I tim trong các bnh lý tim ngoài bnh mch vành

Tăng troponin tim trên BN khơng có bệnh tim thiếu máu cục bộ do tưới máu vành [77].

-Chấn thương tim (bầm dập, đốt điện, đặt máy tạo nhịp, shock điện, phẫu thuật tim).

- Viêm cơ tim.

- Viêm màng ngoài tim cấp. -Nhồi máu phổi. - Tăng huyết áp. - Loạn nhịp nhanh. - Thải tim ghép. -Suy thận. -Nhược giáp. - Nhiễm trùng và/ hoặc sốc.

- Độc tính ở tim do điều trị ung thư. - Troponin dương tính giả:

+ Kháng thể kháng động vật (Heterophilic antibody). + Yếu tố thấp.

+ Cục máu đơng có fibrin.

+ Rối loạn hoạt động của máy phân tích  Troponin trong viêm cơ tim

Bệnh nhân viêm cơ tim thường kèm theo hoại tử tế bào cơ tim, làm tăng troponin. Troponin tăng nhiều hơn trong viêm cơ tim lan tỏa so với viêm cơ tim khu trú. Có nhiều trường hợp enzym tim không tăng, nhưng troponin tim sẽ tăng khi BN có biểu hiện cấp tính và bệnh diễn biến xấu nhanh chóng. Sự gia tăng của TnI chuyên biệt tim có thể được phát hiện trong 1/3 số BN [84]. Tác giả C. Stacy trong nghiên cứu “Sự gia tăng của troponin I tim trong viêm cơ tim: mối tương quan giữa thực nghiệm và lâm sàng” ghi nhận sự gia tăng của troponin I tim xảy ra thường xuyên hơn sự gia tăng của CK-MB trên những BN viêm cơ tim đã được chứng minh bằng sinh thiết. Tăng nồng độ của troponin I tim trên BN viêm cơ tim có mối tương quan có ý nghĩa với triệu chứng suy tim sau viêm cơ tim trong thời gian ≤ 1 tháng (P= 0,02) [85].

Có sự khác biệt về động học tăng troponin giữa nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ tim tối thiểu và viêm cơ tim. Trong nhồi máu cơ tim, troponin tăng nhanh và giảm dần, trở về bình thường sau 1 đến 2 tuần. Trong tổn thương cơ tim tối thiểu, troponin tăng nhẹ và nhanh chóng về bình thường (thường sau 2 ngày). Ngược lại, trong viêm cơ tim, troponin thường tăng nhẹ, ít thay đổi và kéo dài hơn [86].

Troponin trong suy tim

Cơ chế tăng troponin ở bệnh nhân suy tim vẫn chưa được rõ, có thể liên quan đến tình trạng suy tim làm giãn buồng tim, thay đổi cấu trúc tế bào cơ tim, thoái hóa cơ tim và những ổ tế bào cơ tim chết.

Có một số nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng nồng độ troponin tim ở bênh nhân suy tim. Nghiên cứu của Xue (2011) trên 144 BN suy tim ghi nhận nồng độ troponin T > 14ng/ml gặp ở 61,5% bệnh nhân [87]. Latini (2007) cho thấy có tới 92% bệnh nhân suy tim nặng có mức troponin T > 10ng/ml [88].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vai trò tiên lượng của troponin i, NT proBNP trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)