Một vài nét về lịch sử nghiên cứu các peptid thải natri niệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vai trò tiên lượng của troponin i, NT proBNP trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. TỔNG QUAN VỀ NT-proBNP

1.3.1. Một vài nét về lịch sử nghiên cứu các peptid thải natri niệu

Các peptid thải natri niệu (natriuretic peptides) được bài tiết để điều hồ thể tích máu, huyết áp và cân bằng điện giải. Peptid thải natri niệu từ tâm nhĩ - ANP (atrial natriuretic peptid) được mô tả lần đầu vào năm 1981 bởi Bold và cộng sự tại phịng thí nghiệm Viện tim Ottawa-Canada [101]. Thực nghiệm này thực hiện chích mơ tâm nhĩ của chuột và nhận thấy có hiện tượng tăng thải natri trong nước tiểu. Do đó, tác giả cho rằng: “trái tim con người là một cơ quan nội tiết”. Bốn năm sau Kanagawa và cộng sự đã chiết xuất từ tâm nhĩ được một cấu trúc peptid thải natri niệu (ANP-Atrial Natriuretic Peptide), có vai trị lợi tiểu và giãn mạch. Đến năm 1988, nhóm của Sudoh chiết xuất được một chất từ não heo có phản ứng tương tựnhư ANP, cấu trúc thứ hai trong họ natriuretic peptid, và đặt tên Brain Natriuretic Peptid (BNP) [102]. Mặc dù mang tên BNP, nhưng sau đó các nhà khoa học đã tìm thấy nơi tổng hợp chính của chất này khơng phải tại mơ não mà chính tại mơ tâm thất, khi có sự gia tăng áp lực thành tâm thất, quá tải thể tích trong tâm thất và sức căng thành cơ tim. Peptid thải natri niệu typ B (BNP) được phát hiện sớm có nguồn gốc từ tim và đại diện cho hormon của tim. Pre- proBNP được phân tách nhờ các enzym thành tiền hormon pro-BNP, chất này được tách ra thành BNP hoạt hóa về mặt sinh học và NT-proBNP bất hoạt nhưng bền vững hơn. BNP và ProBNP được tổng hợp và tiết ra từ tế bào cơ tâm thất, phóng thích vào hệ tuần hoàn với mức độ hằng định, giá trị của BNP và NT-proBNP gia

tăng có khả năng chẩn đốn, tiên lượng, và phân tầng nguy cơ một số bệnh tim mạch [6],[9],[55].

Cuối năm 1990, Sudoh và cộng sự phân tích được một peptid thải natri niệu thứ ba cũng trích ra từ não heo, và đặt tên là peptid thải natri niệu týp C (C- type natriuretic peptide, CNP). Chất CNP hiện diện nhiều hơn trong hệ thống thần kinh trung ương và từ nội mạc mạch máu. Cả ba loại natriuretic peptid ANP, BNP, và CNP đều có chung một cấu trúc vịng 17 amino-acid, nhưng chỉ có BNP là liên quan mật thiết với tim mạch [102].

Peptid thải natri niệu giữ vai trò cải thiện cân bằng thể tích nội mơ, thẩm thấu và điều hịa áp lực hệ thống tuần hoàn. Gần đây, chứng cứ khoa học chứng minh các peptid thải natri niệu của hệ tim mạch đóng vai trị nội tiết tự động và bán tự động trong việc kiểm soát cấu trúc và chức năng cơ tim [103],[104]. Peptid thải natri niệu của hệ tim mạch bao gồm 6 loại: type A (ANP), type B (BNP), type C (CNP), type D (DNP), type V (VNP) và urodilatin ở thận, nhưng liên quan mật thiết với tim mạch nhiều nhất là peptid lợi niệu nhóm B (BNP và NT-proBNP) [105].

Có 3 loại thụ thể của peptid thải natri niệu gồm: thụ thể A và B giữ vai trò tác động sinh học và thụ thể C có vai trị thanh thải peptid và ức chế tăng sinh tế bào. Các thành phần của peptid thải natri niệu hệ tim mạch bao gồm ANP, BNP, DNP và VNP được tiết ra từ tim và ở các tế bào khác ngoài tế bào cơ tim. Riêng peptid thải natri niệu type-C (CNP) được tiết ra từ những tế bào nội mơ và đóng vai trị nội-ngoại tiết ở não và hệ mạch máu. Mặc dù vậy, mỗi loại peptid thải natri niệu đều có tác dụng giãn mạch, lợi niệu và thải natri niệu [103],[104].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vai trò tiên lượng của troponin i, NT proBNP trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)