Y HỌC CỔ TRUYỀN
* Tính tất yếu của sự kết hợp giũa học thuyết “Âm Dương” và học thuyết “Ngũ hành”, đặc biệt trong y học cổ truyền.
Học thuyết “Âm Dương” đã nói rõ các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đò là âm, dương. Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỷ cương của vận vật , là khởi đầu của sự sinh trưởng biến hóa. Nhưng sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hố phức tạp của vật chất, khi đó thì phải dùng thuyết ngũ hành. Vì vậy học thuyết “Ngũ hành” là học thuyết “Âm Dương” liên hệ cụ thể trong việc quan sát và giải thích sự vận động và biến đổi của các sự vật hiẹn tượng trong thế giới đó. Vì thế chỉ có kết hợp học thuyết “Âm Dương” với học thuyết “Ngũ hành” mới có thể lý giải mọi vấn đề một cách khái quát.
Trong y học, đặc điểm của học thuyết “Âm Dương” mang tính tổng hợp để nói rõ tính đối lập và thống nhất, tính thiên lệch và tính thăng bằng của các bộ phận trong thân thể con người. Còn đặc điểm chủ yếu của thuyết “Ngũ hành” là nói lên mối quan hệ phức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên. Hai học thuyết này đầu đuợc vận dụng kết hợp vào y học và là cơ sở lý luận cơ bản của y học cổ truyền.
Nội dung của y học cổ truyền rất phong phú mà phạm vi của lý thuyết âm dương và ngũ hành lại đều chỉ có giới hạn nhất định của nó. Vì vậy, nếu chỉ dùng riêng một học thuyết nào đó thì viẹc giải thích và phân tích vấn đề sinh lý, bệnh lý sẽ mang tính phiến diện. Nên chỉ khi nào vận dụng kết hợp cả âm dương, ngũ hành thì mới thu được kết quả rõ rệt trong việc chẩn đoán và điều trị. Nói về bệnh lý thì mọi tính chất, mọi chiều hướng của bệnh tật khơng ra ngồi hai loại lớn là âm chứng và dương chứng. Nhưng nếu phân tích thêm về bệnh phát thì lại khác nhau như: đau gan, đau thận, đau phổi… và sự chuyển biến của bệnh tật lại phải lấy quy luật của ngũ hành mới giải thích
được. Do đó âm dương, ngũ hành tuy có đặc điểm khác nhau nhưng trong y học khi bàn đến âm dương thường đề cập đến ngũ hành và khi nói đến ngũ hành lại thường đề cập đến âm dương. Vì thế, chỉ có kết hợp cả âm dương ngũ hành mới có thể phân tích được sâu sắc, kỹ càng hơn về những vấn đề trong y học. Giữa âm dương với ngũ hành có quan hệ khơng thể tách rời.