Ứng dụng học thuyết âm dương với việc phòng bệnh

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 57 - 59)

Khi biết nguyên nhân gây bệnh, tiêu diệt được những ngun nhân đó ta sẽ phịng bệnh được tốt. Theo học thuyết “Âm Dương”, giữ sao cho âm, dương trong cơ thể con người được thăng bằng, làm sao cho âm, dương được điều hoà giữa con người với thiên nhiên tức là dự phòng được bệnh tật. Trong đơng y, người ta đưa ra cách phịng bệnh như sau:

+ Tiêu trừ nội nhân: Phải luôn sống điều độ, rèn luyện cơ thể và lao động thường xuyên thì mới tạo cho cơ thể con người một sức đề kháng tốt, một sức khoẻ tốt để bồi dưỡng một tinh thần lành mạnh. Vì hiện tượng sinh lý và tâm lý có liên quan mật thiết với nhau; tình cảm, trạng thái tâm hồn có biến đổi đều ảnh hưởng đến sinh lý của cơ thể và có thể gây bệnh. Vì thế, muốn phịng bệnh phải chú ý tới quan hệ trên sao cho cơ thể luôn giữ được trạng thái thăng bằng.

+ Tiêu trừ ngoại nhân: Con người có quan hệ mật thiết với giới tự nhiên. Âm, dương trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng của giới tự nhiên hay nói cách khác con người phải ln thích ứng với sự biến hố của âm, dương trong thiên nhiên thì âm, dương trong con người mới thăng bằng và có thể mới giữ được bình thường.

+ Ngồi ra trong đơng y còn sử dụng học thuyết “Âm Dương” trong việc dưỡng sinh để phòng bệnh nhằm kéo dài tuổi thọ. Con người với giới tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với nhau, âm dương trong thân thể con người ln ln chịu ảnh hưởng của tự nhiên mà có sự biến hố. Vì thế muốn giữ gìn sự thăng bằng của âm dương trong cơ thể con người thì phải thích ứng với sự biến hoá âm dương của tự nhiên. Dựa vào điều này mà con người đã có những biện pháp dưỡng sinh điều hồ âm dương làm cho chúng khơng thiên thịnh hay thiên suy để duy trì sự thống nhất của hồn cảnh bên trong và bên ngồi, duy trì và kéo dài sự sống. sách Nội Kinh có viết:

Nghĩ như, khí âm dương của bốn mùa thực là gốc rễ của mn vật; vì vậy bậc thánh nhân, về hai mùa xn, hạ thì ni khí dương; về hai mùa thu, đơng thì ni khí âm, tức là bồi dưỡng ngay từ nơi gốc rễ, cho nên mới có thể cùng với mn vật cùng chìm nổi ở trong vịng sinh trưởng. Nếu làm trái mất ngay từ nơi gốc rễ, thì khơng sao tồn được. Cho nên nói rằng: Hai khí âm dương ở trong bốn mùa, nó là trước sau của mn vật, là gốc của sự sống chết. trái nó thì tai hại sẽ sinh ra, thuận nó thì bệnh tật khơng mắc phải. Chỉ có bậc thánh

nhân là hay thuận theo được lẽ đó, cịn kẻ ngu thì rất dễ sao nhãng. Thuận theo lẽ âm dương thì sống, trái thì chết, theo thì trị, trái thì loạn [25, tr.23].

Qua đó ta thấy âm dương lên vị trí quan trọng nhất của khí cơng dưỡng sinh. Khí cơng dưỡng sinh học coi việc duy trì sự hài hồ của âm dương, tăng cường công năng tự điều chỉnh âm dương của cơ thể là công việc cơ bản của dưỡng sinh. Nguyên tắc chung của khí cơng dưỡng sinh được nêu ra trong sách Nội Kinh thiên Chí Chân Yếu: “Cẩn sát âm dương sở tại nhi điều chi, điều chi, dĩ bình vi kỳ (cẩn thận xem xét âm dương và điều chỉnh nó, lấy sự cân bằng làm mục tiêu)

Như vậy biết thích ứng với sự biến hố của âm, dương trong thế giới khách quan, giữ gìn được sự thống nhất trong cơ thể và sự thống nhất với hoàn cảnh bên ngoài tức là đề cao được vấn đề phòng bệnh. Trong cuộc sống, một con người nếu biết tập luyện, thư giãn, sống điều độ, con người đó có khả năng miễn nhiễm với bệnh tật. “Phịng hơn chống” là câu thành ngữ nói lên vấn đề thượng sách trên.

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w