Quan hệ âm dương đối với sinh lý trong cơ thể

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 44 - 47)

Xuất phát từ quan điểm “nhân thân tiểu thiên địa” và “thiên nhân hợp nhất” nghĩa là con người và thiên nhiên là một khối thống nhất không thể tách rời; người xưa cho rằng những quy luật chi phối vũ trụ cũng đồng thời chi phối cả con người. Sách Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn đã ứng dụng học thuyết “Âm Dương” vào trong y học một cách có hệ thống mang tính triết học của y học phương Đơng. Âm, dương khơng chỉ phổ biến trong giới tự nhiên mà còn phổ biến trong xã hội và đời sống con người. Trong sự phát triển của xã hội, sự phát triển đi lên theo hướng tiến bộ tích cực là dương, cịn di xuống, tiêu cực là âm. Đối với con người, nam là dương, nữ là âm, từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành là dương, từ khi trưởng thành tới về già là âm. Khi xem xét cơ thể con người, Nội Kinh cũng cho rằng cơ thể con người cũng không thể tách khỏi hai mặt âm và dương. Thiên Kim quỹ chân ngôn luận có viết:

Nói về âm, dương thuộc cơ thể con người thì ngồi là dương, trong là âm; nói riêng về tấm thân con người thì sau lưng là dương, trước bụng là âm; nói về âm dương ở trong Tàng Phủ con người thì Tàng là âm, Phủ là dương

Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận lá năm Tàng, đều thuộc âm; Đởm,Vị, Đại trường, Tiểu trường, Báng quang, Tam tiêu là sáu Phủ đều thuộc dương [31, tr.41]. Trong Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh cũng có viết:

Đem thân thể người ta ra mà nói, thì nhất dương nằm trong nhị âm, trong âm có dương. Nam giới thì dương ở ngồi âm ở trong, nữ giới thì âm ở ngồi dương ở trong, đó là Thái cực trong con người. Nam giới thì đằng sau là dương mà đằng trước là âm. Nữ giới thì

đằng sau là âm mà đằng trước là dương. Hai tay người ta, bên phải bên trái cũng chia làm âm dương…Âm dương ở nhân thể thì lưng là dương, bụng là âm, trên là dương, dưới là âm, ngoài là dương, trong là âm [31, tr.218- 219].

Âm dương tuy là phổ biến và có tính chất đối lập với nhau, song chúng nằm trong mối quan hệ thống nhất và có khả năng chuyển hố cho nhau. Do đó sự phân biệt âm dương đối với các sự vật, hiện tượng nói chung và các bộ phận trong cơ thể nói riêng cần có sự linh hoạt theo ngun tắc âm dương có khả năng chuyển hố cho nhau, “trong âm có dương, trong dương có âm”. Vì thế sách Nội Kinh có viết:

Cho nên, lưng thuộc dương, mà dương ở trong dương tức là Tâm; nếu âm ở trong dương lại là Phế. Phúc thuộc âm, mà âm ở trong âm tức là Thận; nếu dương ở trong âm lại là Can. Phúc thuộc âm, nếu chi âm ở trong âm, lại là Tỳ. Đó đều là sự du ứng của âm dương, biểu, lý, nội, ngoại, tàng, phủ vậy [25, tr.41].

Đông y cũng đã dùng âm dương để nói lên cơ năng sinh lý của cơ thể. Do đó Nội Kinh đã nêu: “Âm bình dương cố, tinh thần nãi trị” ý nói âm khí hồ bình ở trong, dương khí kín đáo ở ngồi thì tinh thần sẽ được đầy đủ. Lý luận của học thuyết “Âm Dương” cũng nêu lên: “người có thể tự mình điều tiết dược thăng bằng âm dương và tự mình nắm vững dược quy luật của âm dương” nghĩa là người ta có năng động tính chủ quan của mình nên có thể chiến thắng được bệnh tật, giữ cho hoạt động sinh lý được điều hồ”.

Nói một cách khái quát, mối quan hệ giữa các bộ phận cơ thể con người tuy phức tạp song không vượt khỏi kỷ cương của hai mặt âm dương. Đông y đã đã sử dụng học thuyết “Âm Dương” để phân biệt các yếu tố, bộ phận của cơ thể xem chúng thuộc tính âm hay tính dương. Việc phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán, đề ra phương pháp điều trị bệnh tật của con người. Đặc biệt nó cung cấp cơ sở cho đơng y tìm ra được nguyên nhân gây bệnh cho con người.

2.2.2. Học thuyết “Âm Dương” với nguyên nhân gây bệnh

Theo quan niệm của y học cổ truyền, trong cơ thể âm dương luôn ước chế lẫn nhau để duy trì thăng bằng giữa các cơ quan với nhau và thăng bằng giữa cơ thể với ngoại giới. Nếu mất thăng bằng, hoạt động sinh lý phản thường thì lập tức sẽ xuất hiện trạng thái hỗn loạn và bệnh tật sinh ra. Âm, dương phải thăng bằng thì mới giữ gìn được sức khoẻ. Nếu mạnh về bất cứ một bên nào bệnh tật sẽ sinh ra. Sách Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh có viết: “Âm thắng thì dương bị bệnh, dương thắng thì âm bị bệnh” [31, tr.90].

Tất cả những điều đó nói lên một điều là điều kiện để bệnh tật phát sinh và phát triển là tất cả những nguyên nhân làm cho quan hệ âm dương mất thăng bằng. Trải qua thực tiễn trong việc điều trị bệnh, lý luận đông y đã xác định được nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng âm dương như: Nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân. Nội Kinh viết: “Phàm bệnh phát sinh hoặc sinh ra phần dương là do nhiễm phải gió. Mưa, nắng, rét. Sinh ở phần âm là vì sự ăn uống, mừng giận thất thường”. Mỗi tác nhân gây bệnh đều dẫn đến sự mất cân bằng âm dương của một tạng phủ hoặc là của nhiều tạng phủ, dẫn đến sự nhiễu loạn âm dương trong toàn thân.

+ Về mặt bệnh lý: Trong đơng y phân tích theo lý luận của đơng y nhưng cũng thống nhất với tây y. Bệnh tật là do hai quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não quyết định… nếu quá hưng phấn hoặc quá ức chế sẽ sinh ra hiện tượng mất thăng bằng và gây bệnh.

Đông y quan niệm, âm đại biểu cho hàn, dương đại biểu cho nhiệt nên dương thắng thì sinh nhiệt mà âm thắng thì sinh hàn. Nhưng âm dương có thể chuyển hố được cho nhau. Trong thiên nhiên từ mùa xuân ấm áp chuyển sang mùa hạ oi nóng và đến lúc nóng quá chuyển sang mùa thu mát mẻ và chuyển dần sang đông hàn lạnh. Bệnh nhân khi lạnh quá sẽ chuyển sang nóng, nóng quá sốt cao sẽ biến thành lạnh. Điều này cung cấp cho lý luận đông y một cơ sở khoa học để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị bệnh tật.

+ Về mặt tâm lý: Con người có thất tình: Mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh. Dựa vào tính chất biểu hiện của chúng mà lý luận đơng y quy loại thuộc tính như sau:

Tinh thần thuộc âm gồm: Buồn, lo, nghĩ Tinh thần thuộc dương gồm: Mừng. giận, sợ

Nếu âm dương mất sự thăng bằng tức là buồn, lo, nghĩ nhiều quá hoặc mừng, giận, sợ qua mức sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý bình thường. Sách Hải

Thượng y Tơng Tâm Lĩnh viết: “Cho nên mừng giận thì thương tổn khí, lạnh,

rét, nắng nóng thì thương tổn hình…Giận dữ quá thì hại vào âm; mừng rỡ quá thì hại vào dương” [31, tr.91].

Như vậy nguyên nhân của mọi bệnh tật trong con người là do sự mất cân bằng âm và dương. Việc phân loại mức độ tình cảm, tinh thần con người theo âm dương đã giúp cho mỗi chúng ta tự điều chỉnh được bản thân mình theo quy luật chuyển hố của âm dương, từ đó để chẩn đốn và chữa bệnh cho phù hợp, đem lại sức khoẻ cho con người.

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w