Học thuyết “Âm Dương” với việc bào chế thuốc

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 59 - 67)

Trong đơng y, sau khi chẩn đốn được bệnh, việc dùng và đưa loại thuốc như thế nào vào trong cơ thể là rất quan trọng trong việc chữa khỏi bệnh. Một lợi thế trong việc sử dụng thuốc đông y là không gây tác dụng phụ, cho nên đông y rất chú trọng đến tính năng của các vị thuốc và có biện pháp nâng cao các tính năng đó thơng qua việc bào chế thuốc. Theo đơng y, tính năng của vị thuốc gồm tứ khí: Hàn, lương (thuộc âm); nhiệt, ơn (thuộc dương) và ngũ vị: Cay, chua, ngọt, đắng, mặn. Trong đông y, người ta chia thuốc thành hai loại cơ bản:

+ Âm dược: Là loại thuốc có tính mát lạnh, vị đắng, chua, màu đen để chữa bệnh nhiệt thuộc dương.

+ Dương dựơc: Là loại thuốc có tính ấm nóng, vị cay, màu sáng để chữa bệnh hàn thuộc âm.

Việc chia ra hai loại có ý nghĩa lớn trong việc chữa bệnh. Lấy âm dược để chữa bệnh dương và lấy dương dược để chữa bệnh âm. Đó là trong trường hợp bệnh nhẹ, cịn trường hợp bệnh nặng thì bệnh hàn cơng trục bằng thuốc tính hàn, bệnh nhiệt thì cơng trục bằng thuốc tính nhiệt. Trong Hải Thượng Y

Tơng Tâm Lĩnh có viết:

Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Bệnh nhẹ thì theo cách chữa “nghịch”, bệnh nặng thì theo cách chữa “tùng” [31, tr.131].

Việc sao tẩm thuốc trong đông y cũng căn cứ vào quy luật âm dương- Ngũ hành để chọn cách sao, chất tẩm để tăng hoặc giảm bớt tính chất hàn nhiệt của thuốc cần dùng như: Sao vàng, hạ thổ để lấy lại âm dương cho vị thuốc đã sao. Hay tẩm thuốc với rượu để giảm bớt tính hàn, tăng tính ấm, tăng tác dụng của vị thuốc và dẫn thuốc đi lên. Nhân sâm lạnh, khi dùng thuốc khuyên bệnh nhân thêm một vài nhát gừng hay tẩm thuốc với muối (vị mặn thuộc thuỷ) để dẫn thuốc đi xuống (thuộc âm) và vào thận, bàng quang (thuộc thuỷ)…

Khi nhận xét về vai trò quan trọng của học thuyết “Âm Dương- Ngũ hành” đối với tính năng của vị thuốc Lê Hữu Trác có viết:

“Tơi tự nghĩ làm thuốc cũng như vị tướng, làm tướng mà không biết binh pháp sao thắng được bên địch. Làm thuốc mà khơng biết tính dược, sao cứu được người đời. Nhà binh đem chia quân đội ra tiền - hậu - tả - hữu - trung thì nhà làm thuốc chia tính dược ra Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ. Nhà binh chú trọng về trận đồ về tình hình bên địch, thì nhà làm thuốc phải rõ về ôn, lương, hàn, nhiệt của từng vị thuốc để chữa cho chứng: Biểu, lý, hư, thực của bệnh nhân”.

Như vậy có thể nói học thuyết “Âm Dương - Ngũ hành” có một giá trị quý báu về chỉ đạo lâm sàng, nó đem lại cho đơng y nhiều giá trị to lớn trong việc phịng, chẩn đốn và chữa bệnh cho con người. Việc nghiên cứu và ứng dụng những kinh nghiệm q báu đó của ơng cha ta vào thực tiễn của y học cổ

truyền nước ta xưa kia và hiện nay bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn bộc lộ một số hạn chế sau:

+ Điều dễ nhận thấy là đội ngũ các thầy thuốc y học cổ truyền ở nước ta hiện nay còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn. Lực lượng các thầy thuốc phân bố không đều, ở thành thi tập chung cao hơn ở nông thôn; ở vùng xuôi, vùng đồng bằng cao hơn miền núi và vùng dân tộc ít người. Việc nhận thức và vận dụng của đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền hiện nay đối với thuyết “Âm dương- Ngũ hành” cũng không đồng đều. Nhiều người thầy thuốc được đào tạo chuyên mơn một cách chính quy nên có sự hiểu sâu y lý, có tay nghề vững vàng. Song, cũng có nhiều người sử dụng học thuyết “Âm dương- Ngũ hành” như một thói quen, hoặc có khi họ đơn giản hố các tri thức về âm dương, ngũ hành, kiến thức cịn sơ sài, chắp vá, khơng có khả năng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo. Việc vận dụng lý thuyết âm dương, ngũ hành của họ thường dựa vào kinh nghiệm của người đi trước hoặc có khi họ khơng biết đến lý thuyết âm dương, ngũ hành mà chỉ thuần tuý sử dụng các bài thuốc kinh nghiệm, các phương thuốc gia truyền, nên kết quả hoạt động lâm sàng của họ thường hạn chế, có khi dẫn đến một số sai lầm khơng chỉ về chun mơn mà cịn cả về y đức của người thầy thuốc nữa.

+ Trước đây, cũng như hiện nay vẫn cịn có quan điểm cho rằng: Âm dương, ngũ hành là một triết lý của người Trung Quốc cổ xưa với những quan niệm giản dị, thô sơ so với khoa học hiện đại thì nó đã lạc hậu, vì thế cần hạn chế việc vận dụng học thuyết này. Ở một số địa phương, do hiểu chưa đúng chủ chương của Đảng và Nhà Nước về kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại nên thường xuất hiện xu hướng đơn giản hoá hoặc “Tây y hoá” đối với học thuyết “Âm dương- Ngũ hành”.

+ Trong chiến lược y tế nước ta từ trước tới nay vẫn chủ chương kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy việc kết hợp này chưa thực sự tạo ra hiệu quả như mong muốn. Sự

kết hợp này được thể hiện rõ nhất trong các bệnh viện chuyên khoa về y học cổ truyền. Đội ngũ thầy thuốc trong các bệnh viện này phần lớn là các bác sĩ y học hiện đại và được học thêm về chuyên khoa y học cổ truyền… Vì thế mà việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền nói chung phần chẩn đốn thì theo phương pháp y học cổ truyền, cịn phần điều trị thì vừa y học hiện đại vừa y học cổ truyền, còn phần lớn những bệnh phức tạp khác đều được chuyển sang các bệnh viện khác để chẩn đoán và điều trị bằng y học hiện đại. Với điều kiện như vậy thì học thuyết “Âm dương-Ngũ hành” khó mà phát huy vận dụng chứ chưa nói tới sự phát triển.

Có rất nhiều ngun nhân giải thích tình trạng này, song ngun nhân chủ yếu vẫn là do nhận thức về sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại còn đơn giản, trong đó chưa thấy hết được mặt mạnh và mặt yếu của hai nền y học, đặc biệt là đối với y học cổ truyền. Bên cạnh đó, việc đầu tư của Nhà Nước cho sự phát triển của ngành y học cổ truyền hiện nay còn hạn hẹp làm cho y học cổ truyền càng ít có điều kiện để phát triển vươn lên. Trong khi đó, mạng lưới khám chữa bệnh tư nhân bằng y học cổ truyền ở nước ta hiện nay cũng có nhiều vấn đề cần được hồn thiện. Mặt khác cũng do tình trạng chúng ta chưa nhận thức hết được vị trí của thuyết “Âm dương - Ngũ hành” trong lý luận và thực tiễn lâm sàng của y học cổ truyền. Bên cạnh nguyên nhân về nhận thức cịn ngun nhân do đầu tư cịn ít, chưa đủ cho việc phát triển y học cổ truyền. Việc tổ chức và quản lý hoạt động y học nói chung, trong đó có y học cổ truyền, có lúc, có nơi cịn thiếu sự kiểm tra giám sát.

Muốn vận dụng có hiệu quả thuyết “Âm dương - Ngũ hành” vào y học cổ truyền, đưa y học cổ truyền Việt Nam phát triển trong giai đoạn cách mạng mới trước hết cần phải quán triệt một số quan điểm có tính ngun tắc sau:

Một là, sự vận dụng phải dựa trên ngun tắc kế thừa có tính khoa học.

những vấn đề thực tiễn sẽ có những mặt phù hợp và khơng phù hợp. mặt phù hợp chính là yếu tố tích cực, các tư tưởng của học thuyết vượt qua thời gian. Cịn mặt khơng phù hợp chính là tính lịch sử, giới hạn thời đại ra đời của học thuyết. Đối với học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” cũng vậy. Chính vì vậy việc nghiên cứu, vận dụng phải trên quan điểm kế thừa khoa học nghĩa là tiếp thu, vận dụng sáng tạo những yếu tố hợp lý, những cái phù hợp và cần có thái độ dứt khốt gạt bỏ những yếu tố khơng hợp lý, những mặt hạn chế của học thuyết.

Hai là, sự vận dụng học thuyết phải dựa trên nguyên tắc khách quan và

toàn diện. Cần phải xem xét toàn diện, tỷ mỷ các giá trị có trong học thuyết. Q trình xem xét phải chỉ ra được tất cả các mối tương quan, tương tác giữa các giá trị, phải nêu lên được các giá trị nào là cơ bản, là phù hợp nhất khi vận dụng vào điều kiện thực tiễn hiện nay. Việc chúng ta có quan điểm toàn diện và khách quan đối với học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” trong hệ thống triết học Trung Quốc cổ xưa có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền y học Trung Hoa và đông Phương sau này.

Ba là, sự vận dụng học thuyết phải dựa trên quan điểm thực tiễn. Quan

điểm này giúp cho chúng ta tránh được cái nhìn máy móc khi xem xét và vận dụng học thuyết “Âm dương - Ngũ hành” vào y học cổ truyền Việt Nam, nhất là trong điều kiện đời sống xã hội của khoa học như hiện nay. Quan điểm thực tiễn, là cơ sở cho các thầy thuốc có thể vận dụng học thuyết một cách sáng tạo trong quá trình lâm sàng góp phần làm phong phú thêm giá trị của học thuyết trong điều kiện mới.

Từ việc quán triệt các nguyên tắc nhận thức kể trên thì phương hướng vận dụng thuyết “Âm Dương” với việc phát triển y học cổ truyền Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào một số điểm chủ yếu sau:

Một là, cần phải nhận thức lại thuyết “Âm Dương” và sự vận dụng học

điều kiện lịch sử, điều kiện thời đại đã thay đổi. Tư tưởng thời ấy về âm dương chỉ là những tư tưởng đơn giản, chất phát, cho dù đời sau đánh giá là sâu sắc nhưng vẫn có giới hạn nhất định trong bối cảnh lịch sử của nó.

Hai là, cần chứng minh bằng phương pháp của khoa học hiện đại về

những ưu điểm, những cái đúng, cái hợp lý của thuyết “Âm Dương” trong y học cổ truyền, để từ đó có thể chỉ rõ hiện nay và trong tương lai học thuyết “Âm Dương” có ý nghĩa như thế nào đối với y học cổ truyền nước ta. Mặt khác, để đánh giá thuyết “Âm Dương” một cách tồn diện từ góc độ khoa học, địi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ nhiều khoa học khác nhau cùng với các khoa học về y học cùng tham gia nghiên cứu như: Vật lý học, sinh vật học, sinh lý học, giải phẫu học…

Ba là, bên cạnh việc chứng minh những cái đúng, mặt hợp lý cũng cần

phaỉ chỉ ra những mặt hạn chế, yếu tố lỗi thời mà thuyết “Âm Dương” trong y học cổ truyền trên quan điểm khoa học hiện đại, cũng như phương pháp xem xét của chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng và thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung. Chính thơng qua sự vận dụng kết hợp đó mà thực hiện sự liên kết và bổ sung cho nhau giữa thuyết “Âm Dương” và những lý thuyết khoa học cơ bản của y học hiện đại. Chẳng hạn, đối với những bệnh tật có nguyên nhân và diễn biến phức tạp có thể dùng các phương pháp của y học hiện đại để chẩn đốn, và cũng có thể điều trị tích cực bằng các phương pháp của y học hiện đại nếu diễn biến của bệnh ở thế cấp và nguy hiểm. Ngược lại, đối với những bệnh có nguyên nhân do rối loạn chức năng có thể vận dụng học thuyết “Âm Dương” để chẩn đoán và điều trị bằng y học cổ truyền, vì như thế có thể tạo được hiệu quả chắc chắn và tránh được những tác dụng phụ.

Cuối cùng tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng phải được coi là yếu tố then chốt để không những giúp chúng ta đánh

giá đúng giá trị khoa học thực sự của thuyết “Âm Dương”, mà còn giúp chúng ta nâng cao hiệu quả và khả năng vận dụng của thuyết này đối với sự phát triển y học cổ truyền nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Âm, Dương là hai phạm trù quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Hoa, là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự sản sinh, biến hoá của vạn vật trong vũ trụ. Học thuyết “Âm Dương” đi sâu vào giải thích nguồn gốc, sự biến đổi của vạn vật; âm dương tượng trưng cho hai căn nguyên, hai năng lực, hai chất liệu căn bản nhất của vũ trụ, sự tác động qua lại giữa chúng sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong trời đất. Tư tưởng về âm, dương đạt tới mức là một hệ thống hồn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch,

nó có giá trị quan trọng trong việc đả kích tư tưởng duy tâm tơn giáo khi giải thích nguồn gốc sinh ra vạn vật một cách thần bí. Khơng những thế, nó cịn có những ảnh hưởng nhất định cho đến tận ngày nay, nhiêu người không chỉ ở phương Đơng mà cịn ở phương Tây vẫn phải thừa nhận và được ứng dụng rộng rãi nguyên lý âm dương. Trong lĩnh vực Đơng y thì giúp mọi người thấy rõ hơn ứng dụng của Kinh Dịch trong việc chữa bệnh, phòng bệnh cho con người. Mặc dù hiện nay khi y học phương Tây rất phát triển nhưng ở các nước Đơng Bắc Á và Việt Nam, nó vẫn khơng thể nào hồn tồn thay thế và phủ nhận giá trị của Đông y. Thông qua việc hệ thống lại việc dựa vào học thuyết “Âm Dương” để phòng, chẩn, chữa bệnh, tôi hi vọng cung cấp một số thơng tin cho bất cứ ai tìm hiểu ứng dụng Kinh Dịch trong Đông y thấy được những nguyên lý cơ bản của nó mà phịng bệnh cho chính bản thân mình.

Tóm lại, giá trị của Kinh Dịch là vơ cùng to lớn, ngày nay nó vẫn có ảnh hưởng nhất định tới hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy chúng ta phải có biện pháp phát huy mặt tích cực của Kinh Dịch, phân

tích, đánh giá những tri thức lý luận nào trong đó là đúng đắn là khoa học, cái nào là khơng đáng tin cậy để từ đó định hướng cho việc vận dụng những tri thức nào vào cuộc sống. Bên cạnh đó, khoa học hiện đại ngày nay cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu Kinh Dịch để phát hiện thêm những giá trị cịn bí ẩn của nó. Có như vậy chúng ta mới có thể đưa những giá trị tích cực của Kinh Dịch vào

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w