Học thuyết “Âm Dương” với chẩn đoán bệnh

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 47 - 56)

Chẩn đoán trong y học cổ truyền là sự đánh giá khách quan về bệnh tật. Phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh là do đâu và chữa bệnh bằng phương pháp gì. Trong thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Nội Kinh có viết: “Chữa bệnh phải tìm ở gốc bệnh” ý nói chữa bệnh phải nghiên cứu kỹ sự biến hố của âm dương vì bệnh tật sinh ra là do âm dương mất điều hồ. Đơng y đã dùng bốn phương pháp gọi là tứ chẩn và bát cương để chẩn đốn. Để đốn chính xác bệnh tật thì việc dựa vào tứ chẩn là rất quan trọng đối với người thầy thuốc, từ đó mà trị đúng bệnh. Nội dung của các phương pháp này đều được xây dựng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc tri thức âm dương - Ngũ hành. Nội dung của các phương pháp này cũng trình bày một cách khá hệ thống trong sách Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn và Hải Thượng Y Tơng Tâm

* Vọng chẩn: Là q trình người thầy thuốc quan sát hình thái, thần

sắc của người bệnh. Qua sự biến hoá của tinh thần, nét mặt người bệnh, thầy thuốc có thể biết âm dương trong con người suy hay vượng, bệnh tật trong người nặng hay nhẹ, lành hay dữ. Vọng chẩn bao gồm: Vọng thần, vọng sắc, vọng hình dáng và trạng thái.

+ Vọng thần: Là một bộ phận quan trọng trong phép vọng chẩn và cũng là bước đầu của việc chẩn đoán. Vọng thần bao gồm tinh thần và khí sắc. Sự biến đổi khác thường về trạng thái tinh thần và khí sắc phản ánh nên sự mạnh yếu của cơ thể hay sự nặng nhẹ của bệnh tật. Sách Hồng Đế thiên Lục Tiết

Tạng Tượng Luận có viết:

Trời ni con người lấy 5 khí, đất ni con người bằng 5 vị. 5 khí vào mũi, chứa ở Tâm Phế, khién cho 5 sắc sáng sủa, tiếng nói rõ ràng; 5 vị vào miệng, chứa ở Trường vị. Vị có nơi chứa, để ni 5 khí. Khí hồ sẽ cùng sinh tân dịch thấm nhuần, “thần” do đó sẽ sinh ra [25, tr.114].

Thần cịn thể hiện sự hoạt động sống của cơ thể, thần khơng thể tách riêng khỏi hình thể mà tồn tại được. Có hình rồi mới có thần, hình thể khoẻ thì thần khoẻ, hình thể suy thì thần uể oải. Khi người khoẻ mạnh bình thường thì tinh thần tỉnh táo. Khi thể chất yếu thì thần mệt mỏi, chán nản, trầm tư.

+ Vọng sắc: Hay còn gọi là ngũ chẩn sắc, là việc dựa vào ngũ sắc: Xanh, đỏ, trắng, vàng, đen phối hợp với ngũ hành. Giữa hình sắc của con người với mức độ bệnh có quan hệ tương ứng. Nó là hiện tượng bên ngoài mà người thầy thuốc căn cứ vào đó để biết mức độ diễn biến bênh tật bên trong. Thiên Ngũ Tàng Sinh Thành trong Hồng Đế có viết:

“Phàm sắc hiện ra mặt: Xanh bợt như sắc cỏ héo thì chết; vàng bệch như sắc chỉ xác thì chết; đen kịt như sắc bồ hóng thì chết; đỏ sẫm như sắc máu đọng thì chết; trắng bợt như sắc xương khơ thì chết. Đó là 5 sắc hiện ra triệu chứng chết.

Sắc xanh như màu lơng chim trả (bói cá), sắc đỏ màu mào gà, sắc vàng như màu dưới bụng cua, sắc trắng như màu mỡ đông, sắc đen như màu lông quạ… đều sống. Đó là 5 sắc hiện ra cái triệu chứng sống” [25, tr.129].

Trong quá trình chữa trị bệnh tật, người ta cúng căn cứ vào hình sắc để đánh giá chiều hướng của bệnh tật mà có hướng điều trị kịp thời.

+ Vọng hình dáng và trạng thái

Hình dáng là nhìn tồn bộ hình dáng cơ thể người bệnh. Cơ thể là một khối thống nhất, khi cơ thể khoẻ mạnh, khí huyết đầy đủ, lưu thơng tốt, tinh thần thoải mái, ngũ tạng lục phủ thuận hồ thì vóc dáng tráng kiện, thể chất rắn chắc, mọi hoạt động nhanh nhẹn, nhậy cảm, nếu bị mắc bệnh thì chóng khỏi. Ngược lại khi cơ thể yếu, khí huyết khơng đầy đủ, huyết mạch không lưu thông tốt, tinh thần không thoải mái, cơ năng vận hành khí cơ của ngũ tạng lục phủ khơng bình thường thì vóc dáng yếu đuối, mọi hoạt động chậm chạp, thể chất yếu khi mắc bệnh lâu hồi phục.

Trạng thái là tình trạng hoạt động của cơ thể người bệnh trong những hoạt động: Đi đứng, lao động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp…Người khoẻ mạnh thì khi thức mọi động thái nhanh nhẹn, hoạt bát, nhịp nhàng, thơng suốt, khi ngủ thì giấc ngủ sâu, ngon giấc, khi tỉnh dậy thì người khoẻ mạnh khoan khoái. Mọi trạng thái bất thường khác như: Đứng khơng thẳng, chân tay co quắp, mắt nhìn khơng thẳng… đều thể hiện người mắc bệnh. Qua đó, có thể biết được sự thịnh suy của âm dương, sự thuận nghịch của bệnh. Bệnh nhân thân thể nhẹ nhàng, tự mình trăn trở cử động cử động được thì bệnh dễ chữa, ngược lại thì bệnh khó chữa. Âm chứng thì mình nặng nề, chân tay lạnh mà nằm rũ rượi, sợ lạnh, mắt nhắm lại, khơng muốn tiếp ai, khơng muốn nhìn thấy ánh sáng…Dương chứng thì mình nhẹ nhàng mà tay chân hồ hỗn, mắt mở, muốn trò chuyện là dễ chữa.

* Văn chẩn

Là phương pháp người thầy thuốc nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, ợ nấc của người bệnh phát ra phù hợp với tính chất âm dương trong cơ thể để

phân biệt chứng theo hàn nhiệt, hư thực. Nếu thấy người bệnh có giọng nói trầm, nhỏ, ít hơi, ngại nói là thuộc âm bệnh. Nếu tiếng nói của người bệnh to, có sức hoặc nói liên miên là thuộc dương bệnh. Văn chẩn bao gồm:

+ Nghe âm thanh, tiếng nói: Bình thường giọng nói của mỗi người có thay đổi tong giai đoạn phát dục do biến động về nội tiết, nên cơ thể phát triển không đồng bộ làm cho tiếng nói thay đổi. Người ta cũng căn cứ vào lý luận âm dương để phân chia loại bệnh thuộc thực hay hư chứng.

Về âm lượng: Âm thanh cao lãnh là thực chứng. Âm thanh giọng trầm yếu, rời rạc, kém khí thế thuộc hư thực.

Về tiếng nói: Tiếng nói to, rõ, chuẩn xác là thực chứng. Tiếng nói nhỏ, yếu, rời rạc thuộc hư chứng.

+ Nghe tiếng thở: Tiếng thở bình thường là nhịp thở khơng nhanh khơng chậm, khơng có tiếng rít là khơng có bệnh. Hơi thở, nhịp thở khác thường là khó thở từng cơn, nằm để thở là hen suyễn.

+ Nghe tiếng ho: trong sách Hải Thượng Y Tông Y Tâm Lĩnh có viết: Người ốm nặng thì có giọng “oẹ” ( “oẹ” có nghĩa là giọng đục, nặng) [31, tr.101].

Bình thường khơng có tiếng ho, khi tự nhiên có tiếng ho sau khi gặp thời tiết lạnh quá hoặc hít phải khí độc khác thường là do ngoại cảm phong hàn hoặc độc tà phạm phế. Nếu ho tăng dần kèm theo ho khan là do phế âm hư; nếu tiếng ho nặng, đục, đờm, ngạt mũi phần nhiều do phong hàn.

+ Nghe tiếng nôn nấc: Nếu chỉ ậm oẹ buồn nôn mà khơng nơn mửa là bình thường, cịn khi ậm oẹ buồn nơn kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, bị lạnh…là biểu hiện đã mắc bệnh. Dựa vào tiếng nấc, ngưịi thầy thuốc cũng có thể suy ra được tình trạng bệnh tật. Nếu nấc liên thanh mà có sức, thường thấy ở bệnh chứng của thương hàn, nếu không chữa kịp thời thì đại tiện bị kết. Nếu tiếng nấc thấp, yếu thì thuộc về hư hàn. Nếu tiếng nấc đứt quãng, nửa giờ mới nấc một tiếng thì thường bệnh đã lâu ngày.

+ Ngửi mùi vị: Là việc người thầy thuốc ngửi mùi ợ hơi hay mùi phát ra từ miệng người bệnh để dự đốn và biết được bệnh tình. Nếu ợ ra có mùi chua hăng bệnh liên quan đến tỳ vị. Hôi miệng là do bệnh dạ dày, dạ dày nhiệt thì sinh ra hơi hơi nóng, trong dạ dày thức ăn khơng tiêu hố được sinh ra hơi chua.

* Vấn chẩn

Là một khâu rất quan trọng trong tứ chẩn. Người thầy thuốc thông qua vấn chẩn kỹ lưỡng đối với người bệnh, có thể đi đến chẩn đốn chính xác. Mỗi lần vấn chẩn là một lần thầy thuốc xem xét từng mặt của bệnh, quy nạp dần mọi chứng xem âm dương trong con người hư hay thực. Rồi đưa vào những quy luật chuyển hoá của âm dương mà định ra cách chữa bệnh. Vấn chẩn gồm:

+ Vấn về chứng hiện tại: Đây là điều quan trọng nhất trong vấn chẩn, là một trong những khâu chủ yếu của biện chứng. Hỏi về chứng hiện tại có thập vấn: Một là hỏi rét nóng, hai là hỏi mồ hơi, ba là hỏi đầu mình, bốn là hỏi đại tiểu tiện, năm là hỏi về ăn uống, sáu là hỏi về ngực bụng, bảy là hỏi về tai mắt, tám là hỏi vè khát nước, chín là xem mạch xác đốn âm dương, mười là xét về khí vị.

+ Vấn cựu bệnh: Hỏi tình hình sức khoẻ từ trước đến nay và những bệnh đã mắc, đã chữa và đã khỏi hẳn chưa? Có hay bị tái phát trở lại khơng? Nếu tái phát thì mức độ bệnh nặng hơn hay nhẹ hơn các đợt trước, bệnh đã mắc có liên quan đén chứng bệnh hiện tại không? Đồng thời hỏi cách thức hoặc thuốc đã chữa trị.

Bên cạnh đó phải hỏi về tình hình và diễn biến của bệnh tật từ khi bắt đầu và chuyển biến, giúp chúng ta một khái niệm để hướng tới chẩn đoán sơ bộ. Nên chú ý hỏi thêm những biểu hiện khác thường của các thời kỳ trước đó.

+ Vấn nhân: Là việc hỏi người bệnh về quê quán, về sinh hoạt thường ngày, đây là việc làm rất quan trọng trong việc xem xét, chẩn đoán bệnh tật. Mỗi

yếu tố như thiên thời, địa lý, phong tục tập quán khác nhau, các sinh hoạt mỗi ngày khác nhau cũng đều có quan hệ mật thiết đến bệnh tật. Đối với những người bệnh cùng loại bệnh nhưng ở những địa phương khác nhau thì bài thuốc cũng khác nhau. Trong Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh có viết: “Trong việc chẩn đốn bệnh, cấn phải hỏi việc ăn uống, làm lụng, sinh hoạt” [31, tr.135].

Bên cạnh đó, việc hỏi về hồn cảnh tinh thần của người bệnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển và dự đoán về sau của một số bệnh tật. Nếu hồn cảnh thuận hồ, thì tính tình cũng hồ, khí huyết cũng dễ điều hồ; hồn cảnh ngang trái thì khí huyết cũng bị uất ức. Hải Thượng Y Tơng Tâm

Lĩnh có viết:

Việc chẩn đốn có ba luật thường là: Cần hỏi người bệnh về địa vị sang hèn, thăng phong chức hay bị thương tổn thất bại, hoặc ham muốn vương hầu… vốn sang trọng sau bị mất thế, tuy không bị chúng tà nhưng tinh thần ở trong đã bị tổn thương, thân sẽ bị bại vong [31, tr.135].

Như vậy có thể thấy, thơng qua vấn chẩn người thầy thuốc có thể hiểu được diễn biến của bệnh tật. Thơng qua việc chẩn này, nó cung cấp rất nhiều tư liệu cho sự nhận thức bệnh tật. Tuy nhiên bất kỳ một phương pháp nào cũng có những hạn chế nhất định, cho nên khi vấn chẩn cần kết hợp chặt chẽ với phép “Vọng”, “Văn”, “Thiết” thì mới có thể chẩn đốn chính xác được. Tuy nhiên các phưong pháp trên phải thực hiện theo đúng thứ tự: Vọng, văn, Vấn rồi mới đến “Thiết”. Trong Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh có viết:

Chẩn bệnh mà không hỏi xem nguồn gốc sinh bệnh ban đầu, không hỏi tới nỗi lo buồn hoạn nạn, sự ăn uống mất điều độ, sự làm lụng quá mức, hoặc là có bị thương vì độc hại nào, đã vội cầm mạch thì sao có thể chúng bệnh được. Vậy mà đã vội gọi bừa tên bệnh, là người thầy thuốc kém [31, tr.136].

*Thiết chẩn: Là phương pháp đặc trưng của y học cổ truyền. Phương

pháp chẩn đốn này, có ý nghĩa ngang với ba phép chẩn đoán: Vọng, văn, vấn; nếu vận dụng tốt phương pháp này có giá trị rất lớn trong việc chẩn đốn chính xác bệnh tật. Về vai trị của phương pháp này, trong Hải Thượng Y

Tơng Tâm Lĩnh có viết: “Giỏi xem mạch thì biết cân nhắc so sánh tình trạng

bình thường với tình trạng khác thường, ung dung mà biết được bệnh mới gọi là thầy giỏi; nếu không biết như thế tức là chẩn đoán chưa tốt” [31, tr.135].

Phương pháp Thiết chẩn chia thành hai bộ phận: Mạch chẩn và xúc chẩn . + Mạch chẩn: Là việc người thầy thuốc dùng ba đầu ngón tay: Ngón giữa, ngón áp, ngón trỏ bắt mạch người bệnh, nhằm phân biệt mạch tượng, kết hợp với ba phép chẩn: Vọng, văn, vấn để chẩn đoán âm dương, hàn nhiệt của bệnh tật. Phép chẩn mạch chính là để dị xét sự thịnh suy của khí, huyết, âm dương, chiều hướng hư thực của chính khí, tà khí để làm căn cứ cho việc chẩn đốn trị liệu. Khâu quan trọng của bắt mạch là dùng đầu ngón tay: Trước tiên Đặt ngón tay giữa vào chỗ ngang với lồi xương quay, rồi đặt ln hai ngón tay trước và sau là ba bộ mạch. Khi đặt ngón tay, cần phải để các ngón tay bằng nhau vì cảm giác ở ba đầu ngón tay khơng giống nhau lắm. Điều trọng yếu là khơng nên nhầm mạch đập ở đầu ngón tay mình với mạch đập của người bệnh. Khi bắt mạch, hơi thở của thầy thuốc phải bình tĩnh tức là một hơi thở ra, hít vào giữ được tiêu chuẩn mạch đập bốn lần. Chẩn mạch tốt nhất là lúc tảng sáng vì âm khí chưa động, dương khí chưa tan, chưa ăn uống, kinh mạch chưa thịnh, mạch lại đều đặn, khí huyết chưa rối loạn vì thế chẩn bệnh mới chính xác. Phép xem mạch là một phép rất tinh tế, rất thần diệu, khi xét ở hai tay mà biết được bệnh tình. Thiên Mạch Yếu Tinh Vi sách Nội Kinh có viết:

Mạch rất vi diệu, xét kỹ mới hiểu, mạch có mối giường, trước từ âm dương, mạch có thường kinh, do năm hành sinh; năm hành sinh ra hợp với bốn mùa.

Dùng bổ hay dùng tả, đều phải theo đúng với lẽ âm dương của trời đất. Theo đúng được lẽ âm dương, sẽ biết rõ được sống hay chết. Vì thế nên, tiếng của con người, hợp với ngũ âm, sắc hợp với ngũ hành, mạch hợp với âm dương [25, tr.159].

Như vậy là việc xem mạch cũng căn cứ vào lý luận âm dương, ngũ hành. Có như thế mới chẩn đốn được đúng tình trạng của bệnh. Xem mạch, đây là việc làm rất quan trọng vì nhiều khi khí, tạng , phủ phát sinh bệnh thường ảnh hưởng tới mạch trước, thậm chí bệnh chưa hiện ra mà mạch đã tiến hoá trước.

+ Xúc chẩn: Trong thiết chẩn ngồi việc bắt mạch cón có những cách chẩn có biểu ở tay, chân, ngực, bụng. Đó là xúc chẩn.

Chẩn đốn ngồi da: Sờ nhẹ tay vào da có thể biết da của người bệnh mềm mại, ấm áp hay khô ráp. Nếu ấn xuống, da theo tay mà lên đó là bệnh thuỷ thủng, ấn lõm xuống mà khơng nổi lên, sắc da không thay đổi là bệnh phù trướng. Da dẻ nổi vẩy là hiện tượng ứ huyết ở trong.

Chẩn đoán tay chân: “Tay chân là gốc của các khí dương”. Nên khi chẩn về chân tay ấm hay lạnh có thể hiểu được dương khí cịn hay mất. Xem tay chân còn phân biệt được bệnh nội thương hay ngoại cảm, nếu lưng bàn tay nóng là bệnh ngoại cảm, lịng bàn tay và bụng dưới nóng là bệnh nội thương.

Có thể nói học thuyết “Âm Dương” đã trở thành cơ sở phương pháp luận cho người thầy thuốc khi xem bệnh và chẩn đốn bệnh, nó định hướng cho thầy thuốc xử lý đúng những thông tin về chứng trạng của bệnh và phán đốn chính xác nguồn gốc gây bệnh. Như vậy việc xem xét âm dương trước rồi mới đến chẩn đoán bệnh là việc rất quan trọng, nó giúp cho người thầy thuốc khi tiếp xúc với bệnh nhân có thể phán đốn bệnh chính xác và đưa ra được phương pháp điều trị.Trong Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh có viết: “Chẩn bệnh khơng biết lẽ âm dương, nghịch tùng. Đó là điều thiếu xót thứ nhất trong điều trị” [31, tr.136].

Ngồi ra trong đơng y, dựa trên những điều nhận biết do tứ chẩn đem lại, vận dụng bát cương để phân tích, tổng hợp, khái quát tính chất bệnh, nguyên nhân gây bệnh để phân biệt rõ bệnh chứng thuộc tính gì, nhằm lựa chọn định ra nguyên tắc và phương pháp thích ứng với bệnh. Ý nghĩa chủ yếu

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w