Học thuyết “Âm Dương” với phương pháp chữa bệnh

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 56 - 57)

Nguyên tắc điều trị: Đông y quan niệm, bệnh tật sinh ra là do âm, dương trong cơ thể con người mất thăng bằng hay do âm, dương mâu thuẫn với nhau. Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều hoà âm, dương trở lại thăng bằng làm cho bệnh tật thốt lui. Trong Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh có viết: “Phương pháp điều trị phải phân biệt âm dương, định rõ trong ngồi đều giữ đúng chỗ, bệnh ở trong thì trị trong, ở ngồi thì trị ngồi. Nhỏ nhẹ thì điều chỉnh, sau đó khiến cho cân bằng” [31, tr.134].

Hay trong thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Nội Kinh có viết: “Cẩn thận xem xét âm dương ở đâu mà điều hoà cho thăng bằng là được” nghĩa là điều hoà âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh. Nếu dương quá nhiệt sẽ hao tổn đến âm dịch, mắc bậnh ở âm và sinh nhiệt chứng, khi chữa phải dùng thuốc mát. Nếu âm quá hàn sẽ hao tổn đến dương khí, mắc bệnh ở dương và sinh hàn chứng, khi chữa bệnh phải dùng thuốc nóng. Nếu vì âm dịch khơng đủ, khơng thể chế ngự được dương mà gây thành chứng dương cang, hoặc vì dương khí khơng đủ khơng thể chế ngự được âm mà gây thành chứng âm thịnh thì cần phải bổ mặt khơng đủ của nó. Trong Hải Thượng Y Tơng Tâm Lĩnh có viết: “Bệnh dương trị vào âm, bệnh âm trị vào dương” [31, tr.120].

Ví dụ trong việc chữa sốt nóng: Nói chung nhiệt là dương thì có thể chữa bằng thuốc mát để điều hồ. Nhưng khơng phải bất cứ loại nóng nào cũng được dùng thuốc mát vì bản chất các loại sốt có thể khác nhau:

Có loại do chứng viêm, vi trùng cảm nhiễm (sưng, mưng mủ) mà sốt thì có thể dùng thuốc “tiêu viêm” để sưng và mưng mủ hết đi, tự khắc nhiệt sẽ tán và hết sốt.

Có loại sốt do cảm mạo, có thể đơn thuần dùng biện pháp làm cho ra mồ hôi khiến cho cơ năng toả nhiệt tăng lên.

Có loại sốt do hồn cảnh bên ngồi kích thích thì cần phải ức chế sự hoạt động tinh thần của cơ năng vỏ não. Phải dùng biện pháp “bình can thanh nhiệt” để quá trình hưng phấn và quá trình ức chế được thăng bằng, khiến cho âm dương điều hoà.

Để nêu lên một cách khái quát những nguyên tắc và phương pháp trị liệu trong thiên Chí Chân Yếu Đại Luận sách Nội Kinh có viết:

Bệnh hàn thời trị bằng nhiệt, bệnh nhiệt thời trị bằng hàn; bệnh vi thời dùng phép nghịch, bệnh thận dùng phép tùng, bệnh kiên thời tước (như đẽo, xén) đi; là khách thời trừ đi, lao thời dùng phép để ôn, kết thời dùng phép để tán, lưu thời dùng phép để công, táo thời dùng phép để nhuận; cấp thời làm cho hoãn, tán thời làm cho thâu, tổn thời làm cho ích, giật thời làm cho hành, kinh thời làm cho bình…hoặc làm cho thượng (dẫn lên), hoặc làm cho hạ (dẫn xuống), hoặc ma (xoa bóp), hoặc dục (tắm ngâm), hoặc bách (dồn vào), hoặc hiếp (cướp bỏ bệnh đi, một phương pháp mãnh liệt), hoặc khái hoặc phát. Đều làm cho đúng “mực” thì thơi [25, tr.529].

Như vậy nguyên tắc chữa bệnh là nhìn thẳng vào mặt âm dương làm cho khôi phục được thăng bằng, bệnh dương chữa ở âm, bệnh âm chữa ở dương.

Một phần của tài liệu Học thuyết âm dương trong kinh dịch và một số ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w