Tình trạng dịch kính sau theo các nguyên nhân bệnh lý

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu trong điều trị một số bệnh lý dịch kính võng mạc (Trang 64 - 70)

Tình trạng bong dịch kính sau ở các nhóm có sự khác biệt với p < 0,05. Trong đó, bong dịch kính sau hồn tồn ở nhóm bong võng mạc nhiều nhất cịn chưa bong dịch kính sau chủ yếu ở nhóm xuất huyết dịch kính.

Tình trạng cận thị ở các mắt trong nghiên cứu

Bảng 3.14. Phân bố mắt có cận thị ở các nhóm nghiên cứu

Cận thị vừa hoặc nặng Nhóm bệnh lý Khơng Có Tổng (mắt) p= 0,012 Bong võng mạc 20(58,8%) 14 (41,2%) 34 (100%) Màng trước VM và lỗ HĐ 31 (93,9%) 2 (6,1%) 33 (100%) Xuất huyết dịch kính 33 (94,3%) 2 (5,7%) 35 (100%) Toàn bộ 84 (82,4%) 18 (17,6%) 102 (100%)

Trong 102 mắt được phẫu thuật cắt dịch kính 23G, có 17,6% mắt cận thị. Tình trạng cận thị gặp chủ yếu ở nhóm có bong võng mạc, sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95% p< 0,05. Trong đó, có 5 trường hợp bong võng mạc có lỗ hồng điểm do cận thị nặng.

3.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 3.2.1. Kết quả giải phẫu 3.2.1. Kết quả giải phẫu

3.2.1.1. Tình trạng tiền phịng sau phẫu thuật ở các thời điểm theo dõi

Bảng 3.15. Tình trạng tiền phịng sau phẫu thuật

Độ trong tiền phòng Thời gian

Trong Tyndall Xuất huyết Tổng (mắt)

Ngày đầu sau mổ 42 (41,2%) 58 (56,9%) 2 (1,9%) 102 (100%) Sau 1 tuần 88 (86,3%) 14 (13,7%) 0 102 (100%)

Ngay ngày đầu sau phẫu thuật, độ trong tiền phòng tốt chỉ ở 41,2% các trường hợp, có đến 56,9% mắt có tủa Tyndall tiền phòng do tế bào máu, tế bào viêm và có 2 mắt xuất huyết tiền phòng độ 2. Xuất huyết tiền phịng ở đây là do có biến chứng chạm võng mạc gây xuất huyết trong phẫu thuật. Cả 2 mắt này được điều trị nội khoa và theo dõi, máu tiền phòng giảm dần và tiêu hết trong tuần thứ nhất.

Bảng 3.16. Tình trạng tiền phịng ngày đầu sau mổ theo nhóm nghiên cứu

Tình trạng tiền phịng Nhóm Trong Tyndall Tổng (mắt) p = 0,284 Bong võng mạc 14 (41,2%) 20 (58,8%) 34 (100%) Màng trước VM và lỗ HĐ 21 (63,6%) 12 (36,4%) 33 (100%) Xuất huyết dịch kính 17 (48,6%) 18 (51,4%) 35 (100%) Toàn bộ 43 (42,2%) 59 (57,8%) 102 (100%) Độ trong tiền phòng ngày đầu sau mổ ở các nhóm bong võng mạc, màng và lỗ hoàng điểm, xuất huyết dịch kính lần lượt là 41,2%, 63,6% và 48,6%. Khơng có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh lý với p > 0,05.

Tình trạng tiền phịng và phản ứng viêm hồi phục nhanh trong nghiên cứu cũng phù hợp với ý kiến của nhiều tác giả: phẫu thuật cắt dịch kính đường rạch nhỏ khơng khâu đều ít gây phản ứng viêm sau phẫu thuật do giảm chấn thương phẫu thuật [42],[44],[2].

3.2.1.2. Tình trạng dịch kính sau phẫu thuật ở các nhóm

Ở ngày đầu sau phẫu thuật, độ trong tiền phòng của các mắt đã phẫu thuật chỉ đạt 42,2%, một số trường hợp khó đánh giá tình trạng dịch kính,vì vậy chúng tơi đánh giá dịch kính sau 1 tuần phẫu thuật.

Bảng 3.17. Phân bố tình trạng dịch kính sau 1 tuần ở các nhóm bệnh lýTình trạng dịch Tình trạng dịch kính Nhóm Trong Tyndall Tổng số p Bong võng mạc 28 (82,4%) 6 (17,6%) 34 (100%) 0,629 Màng trước VM và lỗ HĐ 31 (93,9%) 2 (6,4%) 33 (100%) 0,095 Xuất huyết dịch kính 30 (85,7%) 5 (14,3%) 35 (100%) 0,679 Tổng (mắt) 89 (87,3%) 13 (12,7%) 102 (100%)

Ở thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật, tỉ lệ dịch kính trong chung cả 3 nhóm là 87,3%. Độ trong dịch kính cao hơn ở nhóm cắt dịch kính bóc màng trước võng mạc và lỗ hồng điểm nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.18. Phân bố tình trạng dịch kính ở các nhóm bệnh lý tại thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật

Tình trạng dịch kính Nhóm

Cịn khí Hết khí Dầu silicon Tồn bộ

Bong võng mạc 8 (23,5%) 24 (76,5%) 2 (70,2%) 34 (100%) Màng và lỗ hoàng điểm 1 (3%) 32 (97%) 0 33 (100%) Xuất huyết dịch kính 0 35 (100%) 0 35 (100%) Tổng (mắt) 9 (8,8%) 91 (89,3%) 2 (1,9%) 102 (100%) Sau 1 tháng phẫu thuật, khí nội nhãn chỉ cịn 23,5% ở nhóm có bong võng mạc, 3% ở nhóm màng và lỗ hồng điểm. Cịn ở nhóm xuất huyết dịch kính hầu hết khơng dùng khí nội nhãn hoặc dùng khí thường nên khí đã tiêu hết, dịch kính trong. Có 2 mắt ở nhóm bong võng mạc cịn dầu silicon nội nhãn.

3.2.1.3. Kết quả giải phẫu võng mạc theo từng nhóm nghiên cứu

Bảng 3.19. Kết quả giải phẫu ở nhóm bong võng mạc

Giải phẫu Thời gian Áp tốt Áp sau PT bổ sung Không áp Tổng (mắt) 1 tuần 34 (100%) 0 0 34 (100%) 1 tháng 33 (94,2%) 0 2 (5,8%) 34 (100%) 3 tháng 31 (91,3%) 2 (5,8%) 1 (2,9%) 34 (100%) 6 tháng 31 (91,3%) 3 (8,7%) 0 34 (100%) 1 năm 31 (100%) 3 (8,7%) 0 34 (100%)

Kết quả giải phẫu ở nhóm bong võng mạc: võng mạc áp tốt ở tất cả các mắt tại thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ 100%. Sau 1 tháng theo dõi có 2 mắt bong võng mạc tái phát (5,8%) do mở lại vết rách võng mạc. Tại thời điểm 3 tháng, có thêm 1 mắt bong võng mạc tái phát do q trình tăng sinh dịch kính võng mạc vẫn tiếp tục sau mổ. Vì vậy, tỉ lệ bong võng mạc tái phát chung là 8,7%. Cịn 2 mắt có dầu nội nhãn đã được tháo dầu sau 3-6 tháng, võng mạc áp tốt tại thời điểm cuối cùng theo dõi.

Kết quả đóng lỗ hồng điểm

Có 18 mắt lỗ hồng điểm ở giai đoạn 3, 4 và 5 mắt bong võng mạc có lỗ hồng điểm trên mắt cận thị đều được bóc màng ngăn trong. Tỉ lệ bóc màng ngăn trong thành cơng đạt 21/23 mắt (91,3%), 2 mắt khơng bóc được màng ngăn trong là 2 mắt có bong võng mạc cận thị.

Bảng 3.20. Kết quả giải phẫu lỗ hoàng điểm

Hoàng điểm

Thời gian Khơng đổi Thu gọn Đóng Tổng (mắt) 1 tuần 7 (30,4%) 15 (65,3%) 1 (4,3%) 23 (100%) 1 tháng 6 (26%) 5 (21,8%) 12 (52,2%) 23 (100%) 2 tháng 6 (26%) 2 (8,7%) 15 (65,3%) 23 (100%) 3 tháng 6 (26%) 0 17 (74%) 23 (100%) 6 tháng 6 (26%) 0 17 (74%) 23 (100%) 1 năm 6 (26%) 0 17 (74%) 23 (100%)

Sau phẫu thuật 1 tuần, lỗ hoàng điểm bắt đầu thu gọn đường kính lỗ (65,3%), chỉ có 1 mắt lỗ hồng điểm đóng hồn tồn ngay trong tuần đầu tiên (4,3%). Kết quả đóng lỗ hồng điểm thường đạt được sau 1 tháng chiếm tỉ lệ 52,2%, đến tháng thứ 2 tỉ lệ đóng lỗ hồng điểm là 65,3% và ở tháng thứ 3 là 74%. Kết quả này ổn định đến thời điểm cuối cùng theo dõi.

Bảng 3.21. Độ dày võng mạc trung tâm và thể tích hồng điểm trên OCT

Độ dày võng mạc Trước mổ (n=15) Sau mổ 1 năm (n=18) Giảm (µm) Tối đa 596,0 498,0 98,0 Tối thiểu 269,0 152,0 117,0 Trung bình 417,3 ± 19,9 275 ± 24,2 196,0 Thể tích hồng điểm (mm³) Trước mổ (n=33) Sau mổ 1 năm (n=33) Giảm Tối đa 14,8 13,3 1,5 Tối thiểu 7,9 6,2 1,7 Trung bình 9,94 ± 2,60 8,38 ± 2,17 1,56

Độ dày võng mạc trung tâm và thể tích lỗ hồng điểm đo bằng OCT ở các mắt đều giảm sau phẫu thuật cắt dịch kính bóc màng.

Kết quả giải phẫu ở nhóm xuất huyết dịch kính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt dịch kính không khâu trong điều trị một số bệnh lý dịch kính võng mạc (Trang 64 - 70)