Thời gian phẫu thuật ở các nhóm bệnh lý khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000 test so sánh cặp. Nhóm có bong võng mạc thời gian phẫu thuật kéo dài nhất trung bình là 40,3 phút, thời gian phẫu thuật ngắn nhất ở nhóm xuất huyết dịch kính với thời gian trung bình là 27,6 phút.
Bảng 3.35. Phân nhóm phương pháp phẫu thuật
Nhóm
Phương pháp phẫu thuật Bong VM
Màng, lỗ HĐ XHDK Tổng Cắt dịch kính đơn thuần 0 0 25 (24,5%) 25 (24,5%) Cắt dịch kính + bóc màng 0 10 (9,8) 10 (9,8%) 20 (19,6%) Cắt dịch kính + bóc màng + khí 32 (31,4%) 23 (22,5%) 0 55 (53,9%) Cắt dịch kính + bóc màng + dầu silicon 2 (2%) 0 0 2 (2%) Toàn bộ 34 33 (32,4%) 35 (34,3%) 102 (100%)
Phương pháp phẫu thuật ở nhóm có bong võng mạc chủ yếu là cắt dịch kính bóc màng tăng sinh bơm khí nở nội nhãn, có 2 mắt cần bơm dầu silicon khi kết thúc phẫu thuật do vết rách võng mạc khổng lồ và tăng sinh dịch kính võng mạc nặng. Ở nhóm màng trước võng mạc, phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt dịch kính bóc màng trước võng mạc và màng ngăn trong, tỉ lệ bóc màng thành cơng ở tất cả các trường hợp, khi kết thúc phẫu thuật 10/33 mắt màng trước võng mạc khơng cần trao đổi khí-dịch. Nhóm xuất huyết dịch kính chủ yếu là phẫu thuật cắt dịch kính đơn thuần, có 10 mắt cần bóc màng trước võng mạc phối hợp.
3.3.2. Đặc điểm liền vết thương ngày đầu sau phẫu thuật theo nhóm
Bảng 3.36. Phân bố sự liền vết mổ ngày đầu sau mổ theo nhóm bệnh lý
Vết mổ Nhóm Liền phẳng Kín, kênh mép Hở Tổng Bong võng mạc 28 6 0 34 82,4% 17,6% 0 100,0% Màng trước võng mạc và lỗ hoàng điểm 26 6 1 33 78,8% 18,2% 3,0% 100,0% Xuất huyết dịch kính 31 3 1 35 88,6% 8,6% 2,8% 100,0% Toàn bộ 85 15 2 102 83,3% 14,7% 2,0% 100,0% p = 0,136
Tỉ lệ liền vết thương tốt ngay sau mổ là 83%, có 15% mắt vết thương kín nhưng mép vết thương khơng phẳng, 2 mắt vết thương hở ở ngày đầu sau phẫu thuật, 1 mắt cần khâu lại vết thương. Liền vết thương sau mổ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh lý.
Sau 1 tuần, tỷ lệ liền vết thương củng mạc của nghiên cứu là 96,1%, chỉ có 4 mắt (3,9%) cịn bắt màu fluorescein. Sau 1 tháng các vết thương liền hoàn tồn ở 100% các trường hợp.
Chúng tơi chọn ngẫu nhiên 10 mắt gồm cả 3 vị trí vết thương củng mạc khơng có rị vết thương sau mổ để xác định quá trình liền vết thương bằng siêu âm UBM tại các thời điểm 1 ngày, 1 tuần và 2 tuần sau phẫu thuật. Chúng tôi nhận thấy sau 1 tuần đã có 19/30 (chiếm 63,3%) vết thương củng mạc liền tốt và những mắt còn lại được tiếp tục làm UBM sau 2 tuần thì tất cả các vết thương đã khép kín hồn tồn.
3.3.3. Đặc điểm liền vết thương liên quan chất ấn độn nội nhãn
Bảng 3.37. Liên quan sự liền vết mổ và chất ấn độn nội nhãn khi kết thúc phẫu thuật
Vết mổ Chất ấn độn Liền phẳng Kín, kênh mép Hở Tổng Dịch 24 7 2 33 78,8% 24,2% 6,0% 100,0% Khí 61 8 0 69 88,4% 11,6% 100,0% Tổng 85 15 2 102 83,3% 14,7% 2,0% 100,0% p = 0,046
Cắt dịch kính đơn thuần là khi kết thúc phẫu thuật chất ấn độn nội nhãn là dung dịch Ringer lactat thay thế dịch kính, khơng trao đổi khí – dịch. Sự liền vết thương tốt hơn ở nhóm có khí ấn độn nội nhãn sau phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3.4. Đặcđiểm liền vết thương liên quan đến nhãn áp ngày đầu sau phẫu thuật
Bảng 3.38. Liên quan giữa sự liền vết thương và NA ngày đầu sau phẫu thuật
Mép mổ Nhãn áp Liền phẳng Kênh Hở Tổng OR = 6,7 Thấp 1 2 2 5 Bình thường 84 13 0 97 Cao 0 0 0 0 Tổng 85 15 2 102
Trong 5 trường hợp nhãn áp thấp sau phẫu thuật, có 2 trường hợp ở nhóm mép mổ hở, 2 trường hợp ở nhóm mép mổ kênh, chỉ có 1 trường hợp ở nhóm mép mổ tốt. Tỉ xuất chênh OR = 6,7 cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa nhãn áp và tình trạng mép mổ ngày đầu sau phẫu thuật.
3.3.5. Các triệu chứng cơ năng kích thích sau mổ
Trong nghiên cứu này, triệu chứng kích thích nhiều, đau nhức mắt ngay sau phẫu thuật gặp ở 10,8% các trường hợp. Tuy nhiên vào các thời điểm khám sau đó, triệu chứng này giảm nhanh đến khi ra viện chỉ còn 2 trường hợp bệnh nhân phàn nàn vì cộm chảy nước mắt.