ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ ĐẦUTƯ CÔNG TỈNHCÀ MAU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 60 - 64)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ ĐẦUTƯ CÔNG TỈNHCÀ MAU

4.4.1.1. Kết quả đầu tư ngành, lĩnh vực

Đầu tư công đã cải thiện đáng kể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội của tỉnh Cà Mau. Từ một tỉnh có đường bộ bị chia cắt, đến năm 2014, tỉnh Cà Mau có 100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, mật độ đường ô tô đạt 2,3 km/1.000 dân với khoảng 75,0% được trải nhựa và bê tông; nhiều hệ thống thủy lợi lớn đã được đầu tư xây dựng giúp cải tạo đất, cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; điện khí hóa 100% xã, phường, thị trấn; mạng lưới trường lớp học được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với tỷ lệ kiên cố hóa đạt khoảng 60%; số giường bệnh của hệ thống y tế đạt 2,7 giường/1.000 dân (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).

4.4.1.2. Kết quả đầu tư nền kinh tế

Trung bình giai đoạn 2005-2014, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh của tăng 10,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).

Đến năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 970 USD/người/năm, gấp 1,5 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 91,5%; tỷ lệ hộ gia đình nơng thơn sử dụng nước sạch đạt 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).

4.4.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công

Bảng 4.11 tổng hợp kết quả đánh giá quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014. Kết quả đánh giá cho thấy những mặt được và hạn chế của tỉnh Cà Mau.

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá về quản lý đầu tư công ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 - 2014 Stt

Chỉ tiêu Thực trạng

Hiệu quả quản lý

1 Xác định mục tiêu kinh tế - xãhội, ngành Có đầy đủ các loại quy hoạch nhưng chất lượng thấp 2 Sự phù hợp của đề xuất dự án Đasố không phù hợp kế hoạch đầu tư cơng

3 Phân tích kinh tế dự án đầu tư Chỉ thực hiện ở những dự án lớn,có xu hướng chia nhỏ dự án 4 Năng lực thẩm định dự án đầu tư Đội ngũ thiếu và năng lực thấp

5 Sự độc lập trong thẩm định dự án cơng Có thẩm định dự án nhưngtính độc lập yếu 6 Chi đầu tư mới với chi duy tu, bảo dưỡng Ngân sách dành ưu tiênđầutư mới nhiều hơn 7 Trình tự ưu tiên trong đầu tư cơng Khá tuân thủ các ưu tiên chính sách

8 Tỷ lệ hồn thành chương trình,dự án đầu tư Tỷ lệ hoàn thành thấp

9 Sự tham gia của cơng chúng Cịn khá hạn chế, có xuhướng ít quan tâm 10 Đấu thầu dự án công Chỉ định thầu tỷ lệ khá cao

11 Tiến độ giải ngân vốn đầu tư Thực hiện chưa tốt (tỷ lệ giải ngân thấp) 12 Điều chỉnh dự án đầu tư Thực hiện khá tốt

13 Sự hiệu quả của q trình kiểm sốt nội bộ Thực hiện tốt

14 Chất lượng cơng trình xây dựng Chất lượng cơng trình đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật 15 Quyết tốn dự án hồn thành Thực hiện chưa tốt

16 Đánh giá đầu tư Chưa có dự án nhóm B nào được đánh giá đầu kỳ, cuối kỳ 17 Kiểm toán chi đầu tư cơng Chỉ kiểm tốn tn thủ, chưa kiểm toán hoạt động

4.4.2.1. Mặt được

Đầu tư cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà Mau theo kết quả tổng hợp đánh giá quản lý dự án công tại bảng 4.7 cho thấy, năng lực của địa phương trong việc chuyển hóa các luồng vốn đầu tư cơng thành tài sản công đạt hiệu quả khá tốt trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đó là:

Phân bổ ngân sách vốn tuân thủ các ưu tiên chính sách được xác lập ban đầu, nhất quán với các ưu tiên chính sách của Chính phủ;

Kiểm sốt nội bộ của chủ đầu tư trong thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành khá chặt chẽ với tỷ lệ vốn đầu tư bị từ chối thanh toán do áp dụng sai tiêu chuẩn, định mức chỉ chiếm bình quân 1,2% tổng giá trị đề nghị thanh tốn;

Hầu hết cơng trình xây dựng đảm bảo chất lượng, các cơng trình lớn đều có chứng nhận phù hợp chất lượng, q trình thi cơng, nghiệm thu đều tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định của pháp luật, tỷ lệ cơng trình khơng đạt u cầu là 4,2% (dưới mức 5%).

Cơng tác quyết tốn dự án hồn thành được quan tâm thực hiện đạt kết quả khá - tốt với hơn 93,7% giá trị cơng trình hồn thành đã được thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định về thời gian và nội dung của báo cáo quyết toán.

4.4.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những điểm mạnh, hiệu quả quản lý đầu tư công của tỉnh Cà Mau cịn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:

Thứ nhất, trong những năm qua, đầu tư công của tỉnh Cà Mau chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, đầu tư công dàn trải, không đồng bộ nên chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi và hệ thống đào tạo nghề. Hiệu quả đầu tư có xu hướng giảm theo thời gian gần đây thể hiện ở chỉ số ICOR tăng dần (ICOR giai đoạn 1995 – 2004 là 6,4 lần; giai đoạn 2005 – 2014là 6,7 lần).

Có rất nhiều loại quy hoạch được thực hiện nhưng khơng có tính khả thi; đa số các dự án đầu tư triển khai theo đúng quy hoạch nhưng không đúng kế hoạch đầu tư công 5 năm; Cơ chế sàng lọc dự án ngay từ khâu đề xuất không tốt nên tình trạng đầu tư dàn trải trên địa bàn là khá lớn.

Phân tích kinh tế dự án đầu tư công chỉ được thực hiện ở các dự án lớn, trong khi xu hướng chia nhỏ dự án lớn thành các dự án nhỏ đang tăng lên.

Năng lực thẩm định dự án đầu tư công của địa phương rất yếu; tổ chức bộ máy thẩm định khơng phù hợp nên tính độc lập trong thẩm định dự án cơng yếu. Đánh giá tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của chương trình, dự án đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.

Địa phương quan tâm nhiều hơn đối với đầu tư mới, chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu bảo dưỡng tài sản công; Sự minh bạch trong quá trình thực hiện đầu tư, tham vấn cộng đồng và giám sát đầu tư của cộng đồng chưa đi vào chiều sâu và kém hiệu quả.

Giải ngân vốn đầu tư chưa kịp thời cho các dự án với tỷ lệ giải ngân giai đoạn 2010 – 2014chỉ đạt 51,7% kế hoạch vốn hằng năm.

Tóm lại, hiệu quả quản lý đầu tư cơng của tỉnh Cà Mau có những mặt được và mặt hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn thực hiện đầu tư địa phương thực hiện khá tốt, các giai đoạn còn lại gồm: xác định dự án, chuẩn bị và phê duyệt dự án, đánh giá sau đầu tư thực hiện chưa tốt, cần phải cải thiện.

4.4.2.3. Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế ở trên có nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, cụ thể là: Cà Mau có điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn khơng thuận lợi cho đầu tư. Cà Mau là một trong những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất trong khu vực ĐBSCL, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn trên nhiều lĩnh vực, trong khi đó đầu tư cơng một mặt phải đảm bảo tính hiệu quả, mặt khác phải đảm bảo tính cơng bằng, do đó dàn trải trong đầu tư là điều rất khó tránh khỏi.

nhiên, các quy định hiện hành chưa điều chỉnh toàn diện hoạt động đầu tư công, nhất là trong các khâu: thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án đầu tư, phân bổ ngân sách vốn, tránh nhiệm theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư. Mặt khác, một số quy định của pháp luật mới được ban hành gần đây nên thực hành quản lý ở cấp địa phương còn nhiều lúng túng, chưa theo kịp yêu cầu như: Luật quy hoạch đơ thị (2009), Nghị định của Chính phủ về đánh giá đầu tư (2009),…

Đầu tư công hiệu quả liên quan đến rất nhiều quyết định mang tính chun mơn hóa cao, tỉnh Cà Mau đang rất thiếu các chun gia có trình độ cao trong lĩnh đầu tư cơng, tài chính cơng cũng như quản trị cơng.

Đầu tư cơng hiện nay thiếu sự gắn kết với các mục tiêu kinh tế - xã hội trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô. Kế hoạch đầu tư công bao gồm kế hoạch nguồn vốn được xây dựng theo trung hạn (5 năm) nhưng thực tế khi phân bổ ngân sách vốn hiện vẫn theo niên độ hằng năm chứ không gắn theo kế hoạch đã xây dựng nên nguồn lực công phân tán, sử dụng kém hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư được giao nhiệm vụ thẩm định dự án nhưng chuẩn mực, phương pháp, công cụ thẩm định không được các bộ, ngành hướng dẫn; thiếu công cụ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)