Vốn đầutư trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 1995-2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 40)

Stt Khoản mục Đvt 1995-2004 2005-2014 Giai đoạn 1995 - 2014

1 Vốn đầu tư Tỷ đồng 29.563,8 90.600,6 120.164,3

Khu vực công Tỷ đồng 17.161,3 53.432,4 70.593,8 Khu vực tư Tỷ đồng 12.402,4 37.168,1 49.570,5

2 Tốc độ tăng vốn đầu tư %/năm 12,0 6,7 9,6

Khu vực công %/năm 10,9 3,9 7,8

Khu vực tư %/năm 13,6 9,7 11,7

3 Tỷ trọng vốn đầu tư

Khu vực công % 58,0 59,0 58,7

Khu vực tư % 42,0 41,0 41,3

4 Vốn đầu tư so với GDP % 56,3 65,3 62,8

Khu vực công % 32,7 38,5 36,9

Khu vực tư % 23,6 26,8 25,9

Nguồn: Cục thống kê Cà Mau và tính tốn của tác giả, 2016

Điểm đáng chú ý là mặc dù tổng giá trị của vốn đầu tư công, đầu tư tư nhân trên địa bàn giai đoạn 2005 – 2014 tương ứng gấp 3,1 và 2,9 lần vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân trên địa bàn giai đoạn 1995 – 2004 nhưng tốc độ tăng vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân giai đoạn 2005 – 2014 lại thấp hơn so với giai đoạn

1995 – 2004. Cụ thể, giai đoạn 1995 – 2004 vốn đầu tư cơng tăng bình quân 10,9%/năm; vốn đầu tư tư nhân tăng bình quân 13,6%/năm. Sang giai đoạn 2005 – 2014 vốn đầu tư công chỉ tăng bình quân 3,9%/năm; vốn đầu tư tư nhân chỉ tăng bình quân 9,7%/năm.

Giai đoạn 1995 - 2014 thì vốn đầu tư công chiếm 58,7%, cao hơn 17,4% so với vốn đầu tư tư nhân. Tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 1995 – 2004 và giai đoạn 2005 – 2014 lần lượt là 58,0% và 59,0% cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư cơng theo thời gian khơng có sự thay đổi lớn.

Quy mơ vốn đầu tư so với GDP có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giai đoạn 1995 – 2004 là 56,3%, sang giai đoạn 2005 – 2014 là 65,3%. Tính chung cả giai đoạn 1995 - 2014, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau bằng 62,8% GDP (trong đó đầu tư cơng bằng 36,9% GDP và đầu tư khu vực tư nhân bằng 25,9% GDP).

Cà Mau có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kém, tỉnh đã được Trung ương đầu tư nhiều cơng trình, dự án lớn trên địa bàn, đặc biệt giai đoạn 2005- 2014. Một số cơng trình lớn đã xây dựng hồn thành trên địa bàn thời gian qua là Cụm cơng nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau và Khu công nghiệp Khánh An, Cầu sông Cái Tàu, tuyến đường Cà Mau – Tắc Thủ - Cà Mau, tuyến Quốc lộ 1A, hệ thống cảng biển, cống, kênh thủy lợi khu vực Bắc Cà Mau, hệ thống truyền tải điện và trạm biến áp, đường ô tô đến trung tâm xã, chương trình đầu tư hệ thống trường học và hệ thống bệnh viện đa khoa.

4.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Cà Mau được phản ánh qua chỉ số ICOR, hệ số ICOR càng lớn có nghĩa là cần sử dụng nhiều vốn hơn để tạo ra tăng trưởng GDP.Bảng 4.2 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh Cà Mau giai đoạn 1995 - 2014 thấp hơn so với cả nước, thể hiện ở ICOR của Cà Mau cao hơn cả nước. Trong đó, giai đoạn 1995– 2004, ICOR của Cà Mau là 6,4 lần, nghĩa là Cà Mau cần 6,4 đồng vốn đầu tư (cả nước là 5,3 đồng) để tạo ra 1 đồng GDP; Giai đoạn 2005 – 2014, ICOR của Cà Mau là 6,7 lần nghĩa là Cà Mau cần 6,7 đồng đầu

tư (cả nước là 6,0 đồng) để tạo ra 1 đồng GDP. Bảng 4.2: Hệ số ICOR tỉnh Cà Mau 1995 - 2014 Stt ICOR 1995-2004 2005-2014 Giai đoạn 1995 - 2014 1 Cà Mau 6,4 6,7 6,6 2 Cả nước 5,3 6,0 5,7 3 Cà Mau/Cả nước 1,2 1,1 1,2

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu thống kê và tổng hợp từ internet, 2016

Mặc dù hệ số ICOR của Cà Mau cao nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian (ICOR giai đoạn 2005 – 2014 là 6,7 cao hơn so với ICOR 6,4 của giai đoạn 1995 – 2004) cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang có chiều hướng giảm, cần phải sử dụng nhiều vốn để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Điều này xuất phát từ nguyên nhân, giai đoạn 2005 - 2014 tỉnh Cà Mau đầu tư nhiều cho các cơng trình trọng điểm đã nêu trên dẫn đến tốc độ tăng vốn đầu tư lớn hơn tốc độ tăng GDP.Hơn nữa, vốn đầu tư cần có độ trễ về thời gian nghĩa là phải mất một thời gian thì vốn đầu tư mới phát huy hiệu quả.

4.1.3. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn tỉnh Cà Mau

4.1.3.1. Kết quả đạt được

Cùng với đầu tư tư nhân, đầu tư công đã thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh Cà Mau bình quân hàng năm giai đoạn 1995-2014 là 10,2%. Trong đó giai đoạn 1995-2004 tăng bình quân hàng năm 10,8% và giai đoạn 2005-2014 tăng bình quân hàng năm 10,0%cao hơn khá nhiều so với bình quân cả nước (bình quân cả nước thời kỳ 1995-2004 tăng 7,0%; thời kỳ 2005-2014 tăng 6,9%). GDP bình quân đầu người giai đoạn 1995 - 2014 tăng 10,1%/năm (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 16,7% năm 1995 lên 24,2% năm 2005 và 36,5% năm 2014. Tương tự, tỷ trọng các ngành khu vực dịch vụ cũng tăng từ 15,1% năm 1995 lên 23,3% năm 2005 và 27,0% năm 2014.

Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau 1995 - 2014

Đvt:%

Stt Cơ cấu kinh tế 1995 2005 2014

1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 68,2 52,5 36,5

2 Công nghiệp - xây dựng 16,7 24,2 36,5

3 Thương mại, dịch vụ 15,1 23,3 27,0

Nguồn: UBND tỉnh Cà Mau, 2006 và 2015

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bám sát vào bốn chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh; hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh được hoàn thiện hơn; bước đầu cải thiện được môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, điều kiện sống khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Tính đến năm 2014 đã hồn thành xây dựng cơ bản hệ thống giao thơng, thủy lợi, các cụm, tuyến dân cư và các cơ sở y tế, giáo dục, các chợ trung tâm, tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nói chung và mục tiêu an tồn dân cư trong vùng ven biển nói riêng. Đã có 100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã. Theo Sở Giao thông vận tải Cà Mau (2014), tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh là 12.819,0 km. Kết nối liên tỉnh thông qua ba đường quốc lộ là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 63 và tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp. Về kết nối nội tỉnh: Cà Mau hiện có 15 đường liên huyện kết nối được với tất cả 8 huyện với Thành phố Cà Mau. Ngoài ra hệ thống đường huyện cũng khá phát triển đảm bảo kết nối các xã với huyện lỵ và trung tâm của tỉnh.

Hạ tầng cung cấp điện được đầu tư quy mơ lớn với cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau đầu tư hồn thành, trong đó 02 nhà máy Điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 có tổng cơng suất 1.500 MW, sản lượng điện phát hàng năm trên 9 tỷ KWh, chiếm khoảng 10% sản lượng điện sản xuất của cả nước. Hệ thống lưới điện nông thôn phát triển mạnh, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 98% (UBND tỉnh Cà Mau, năm 2014).

Mạng viễn thông, internet hoạt động ổn định, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu trao đổi thông tin của các tầng lớp nhân dân. Trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp

bưu chính, có trên 1,2 triệu thuê bao điện thoại hoạt động trên mạng, đạt mật độ 99,4 máy/100 dân (Sở Thông tin truyền thông Cà Mau, 2014).Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu hoạt động xuyên suốt của các cơ quan, đơn vị. Như vậy hạ tầng thông tin viễn thông tại Cà Mau khá tốt đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân trong việc tìm kiếm thơng tin, học tập, kinh doanh và cơ hội trong cuộc sống.

Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 100%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Số lượng bác sĩ trên một vạn dân của Cà Mau là 7,5 cao thứ nhì so với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL chỉ đứng sau Cần Thơ là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế của cả ĐBSCL (Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL, 2014). Đây là một chỉ số rất đáng khích lệ. Nó cho thấy mặc dù xuất phát điểm cịn thấp nhưng Cà Mau đã thực sự rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khỏe của người dân.

Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng. Quy mô các bậc học, cấp học đều tăng: năm học 2013-2014 tổng số có 545 trường học các cấp, tăng 233 trường so với năm 1997. Hiện nay tại Cà Mau cũng có hai trường Đại học ngồi cơng lập mới được thành lập, 3 trương cao đẳng công lập và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp (Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Cà Mau, năm 2014).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ngày càng được mở rộng, tất cả các huyện đều có trung tâm dạy nghề, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tích cực tham gia truyền nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề đã tăng từ 15% năm 2000 lên 40,5% vào năm 2014 (Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau, 2015).

4.1.3.2. Hạn chế trong đầu tư cơng

Cơ cấu đầu tư chưa mang tính mang tínhđột phá do nguồn vốn có hạn. Việc phân bổ vốn đầu tư cịn dàn trải, chưa gắn cơng tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn đều trên tất cả các lĩnh vực do xuất phát điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh thấp nên nhu cầu đầu tư các ngành đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư, chưa áp dụng đầy đủ khung đánh

giá dự án để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại chưa đến 5% số lượng dự án đầu tư cơng có phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).

Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao, thể hiện qua hệ sốICOR luôn cao hơn ICOR chung của cả nước. Kết quả cho thấy là hệ số ICOR chung trên địa bàn tỉnh có chiều hướng tăng dần qua các giai đoạn, điều này chứng tỏ đầu tư trên địa bàn ngày càng ít hiệu quả hơn (giai đoạn 1995 – 2004, ICOR của Cà Mau là 6,4 lần; Giai đoạn 2005 – 2014, ICOR của Cà Mau là 6,7 lần).

Chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính sách xã hội hố đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công phần lớn do nhà nước đảm nhận. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo được tỉnh đầu tư khá lớn nhưng trình độ nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm số lượng đáng kể, công nhân lành nghề thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chun mơn chưa đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương (UBND tỉnh Cà Mau, 2015).

4.1.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Kinh tế vĩ mơ trong nước có nhiều diễn biến phức tạp (giai đoạn 2008 – 2010 thực hiện kích cầu; giai đoạn 2011 – 2013 thực hiện thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát) do tác động của kinh tế thế giới (khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1997 – 2000; khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2007 – 2010) làm cho đã ảnh hưởng bất lợi đến nguồn vốn đầu tư công.

Năng lực quản lý nhà nước cịn bất cập, trình độ cán bộ chưa theo kịp xu thế phát triển. Việc triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm về giao thơng, hạ tầng, y tế, giáo dục đào tạo có nơi có lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực. Cơng tác kiểm tra, đơn đốc khơng thường xuyên và thiếu các giải pháp khả thi.

Đầu tư công của tỉnh Cà Mau còn phụ thuộc lớn vào nguồn vốn của Trung ương do thu NSNN của tỉnh thấp, nhu cầu đầu tư lớn mà nguồn lực lại có hạn nên việc đầu tư cịn mang tính dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu trọng điểm.

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH CÀ MAU TẾ TỈNH CÀ MAU

4.2.1. Mô hình hồi quy tác động của đầu tư công, đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế

Mơ hình hồi quy được xác định là ∆GDPt= α0+ α1IGt+ α2IPt (4.1)

Trong đó: ∆GDPt (biến phụ thuộc), là thay đổi tổng sản phẩm quốc nội năm t so với năm t-1;

Các biến độc lập: It là tổng vốn đầu tư thực hiện năm t; IGt là vốn đầu tư công

thực hiện năm t; IPt là vốn đầu tư của khu vực tư thực hiện năm t; Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình hồi quy

Đvt: tỷ đồng Biến

Số lượng

quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Đầu tư công (IG) 30 2.682,52 2.326,99 390,60 10.450,20 Đầu tư tư nhân (IP) 30 1.791,76 1.597,68 285,10 5.735,60 Thay đổi GDP (∆GDP) 30 610,52 437,37 113,40 1.583,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu, 2016

Bảng 4.4 thống kê mô tả các biến trong mơ hình hồi quy với số lượng quan sát của dữ liệu là 30 năm từ 1985 đến 2014.

Đầu tư cơng (IG) bình quân là 2.682,52 tỷ đồng/năm; độ lệch chuẩn là 2.326,99 tỷ đồng/năm; giá trị nhỏ nhất là 390,60 tỷ đồng; lớn nhất là 10.450,20 tỷ đồng

Đầu tư tư nhân (IP) bình quân là 1.791,76 tỷ đồng/năm; độ lệch chuẩn là 1.597,68 tỷ đồng/năm; giá trị nhỏ nhất là 285,10 tỷ đồng; lớn nhất là 5.735,60 tỷ đồng.

Thay đổi GDP (∆GDP) bình quân là 610,52 tỷ đồng/năm; độ lệch chuẩn là 437,37 tỷ đồng/năm; giá trị nhỏ nhất là 113,40 tỷ đồng; lớn nhất là 1.583,00 tỷ đồng.

Bảng 4.5: Phân tích hồi quy giữa đầu tư cơng, đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa (Sig F) Độ phóng đại phương sai (VIF) Đầu tư công (IG) ***0,103 0,021 4,82 ***0,00 3,76 Đầu tư tư nhân (IP) ***0,119 0,031 3,83 ***0,00 3,76

Hằng số ***118,557 39,574 3,00 ***0,00

Hệ số giải thích của mơ hình (%): 89,95

Giá trị kiểm định của mơ hình hồi quy (F): ***130,81 Mức ý nghĩa kiểm định mơ hình Prob > F: ***0,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu, 2016 ***: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%

Giá trị kiểm định của mơ hình hồi quy là F = 130,81 tương đương với mức ý nghĩa (Prob > F) = 0,00: có thể kết luận rằng mơ hình đưa ra có ý nghĩa về mặt thống kêở mức ý nghĩa 1%.

Mức độ giải thích của mơ hình được biểu thị thơng qua hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square). Kết quả hồi quy tính tốn được hệ số R2

hiệu chỉnh là 89,95% – nghĩa là vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân trong mơ hình giải thích được 89,95% thay đổi trong tăng trưởng GDP của tỉnh Cà Mau.

Các biến độc lập là vốn đầu tư công (IG) và vốn đầu tư tư nhân (IP) đều có độ phóng đại phương sai (VIF) = 3,76 < 10. Do vậy, các biến độc lập khơng có hiện tượng cộng tuyến.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Durbin's alternative test for autocorrelation Durbin's alternative test for autocorrelation

lags( p) chi2 df Prob > chi2

1 3,103 1 0,0957

H0: no serial correlation

Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư tại bảng 4.6 cho thấy giá trị Prob > chi2 = 0,0957 = 9,57% > 5%: khơng có hiện tự tương quan.

Kiểm định White để kiểm định phương sai phần dư tại bảng 4.7 cho thấy giá trị kiểm định chi2 (5) = 23,63 và mức ý nghĩa Prob > chi2 = 0,0003 = 0,03% < 5% cho thấy có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện phương sai phần dư thay đổi White's test for Ho: homoskedasticity White's test for Ho: homoskedasticity

against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2( 5) = 23,63

Prob > chi2 = 0,0003

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test Source chi2 df p Heteroskedasticity 23,63 5 0,0003

Skewness 4,42 2 0,1097 Kurtosis 1,79 1 0,1812 Total 29,84 8 0,0002

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu, 2016

Đề tài phân tích lại hồi quy bằng cách sử dụng vòng lặp robustness trong phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)