Chu trình dự án sử dụng các nguồn vốn trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 26 - 32)

Nguồn: Chính phủ (2009)

Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình thì chu trình dự án bao gồm bốn giai đoạn: xác định dự án, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, và nghiệm thu, bàn giao và đánh giá qua bốn giai đoạn (hình 2.2).

Nhìn chung, nội dung quy trình thực hiện các dự án đầu tư trong nước cũng có cùng tiêu chuẩn như các dự án đầu tư của các định chế quốc tế tài trợ cho Việt Nam. Kết quả của quá trình xác định dự án là chủ trương đầu tư; kết quả của quá trình chuẩn bị và phê duyệt là quyết định đầu tư; kết quả của q trình thực hiện dự án là hồn thành giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, bàn giao và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của chu trình đầu tư bao gồm nghiệm thu kết quả đầu tư để bàn giao cho đơn vị quản lý đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và đánh giá sau đầu tư.

2.1.6.3. Đo lường hiệu quả đầu tư công theo cách tiếp cận quản lý chu trình dự án

Anand Rajaram và cộng sự (năm 2010) cung cấp một cách tiếp cận thực tế và khách quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công. Các tác giả mơ tả những u cầu phải có của một hệ thống quản lý đầu tư công tốt trong tất cả các giai đoạn của chu trình dự án bao gồm: chỉ dẫn đầu tư và sàng lọc sơ bộ, thẩm định dự án, thẩm định độc lập, lựa chọn dự án và ngân sách, thực hiện dự án, điều chỉnh dự án, vận hành và đánh giá. Đồng thời, gợi ý những câu hỏi chẩn đoán để ước lượng hiệu quả đầu tư công.

Era Dabla-Norris và cộng sự (2011) xây dựng chỉ số hỗn hợp để đánh giá hiệu quả của đầu tư công trong tất cả các giai đoạn của chu trình đầu tư bao gồm: chỉ dẫn mục tiêu và thẩm định dự án; lựa chọn dự án và ngân sách; thực hiện và quản lý dự án; và đánh giá và kiểm toán thay cho phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công dựa trên những chỉ tiêu vật chất như: tỷ lệ phần trăm đường trong điều kiện tốt, tỷ lệ thất thoát điện năng,…Các tác giả xây dựng 17 chỉ tiêu để đánh giá các chỉ số thành phần trong các giai đoạn của chu trình dự án, bao gồm: chỉ dẫn mục tiêu đầu tư và thẩm định dự án; lựa chọn dự án và ngân sách; thực hiện dự án; đánh giá và kiểm toán. Phương pháp cho điểm với thang điểm từ 0 đến 4 đã được sử dụng, với điểm càng cao thì thực hành quản lý đầu tư cơng càng tốt. Điểm số của từng chỉ số thành phần và chỉ số hỗn hợp được tính tốn bằng 2 phương pháp: bình qn giản đơn và bình qn có trọng số. Cả hai phương pháp đều cho kết quả gần tương đương nhau

2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Việc quan tâm đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khoản đầu tư, chi tiêu công cộng đã được các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước và nước ngoài quan tâm từ rất lâu. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của như sau:

Theo Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hồi (2008) thì quy trình phức tạp của đầu tư công với nhiều quyết định và sự lựa chọn chính sách cùng với sự kém minh bạch và trách nhiệm giải trình là mơi trường thuận lợi cho tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong đầu tư, mà hậu quả của nó là chất lượng đầu tư cơng kém, năng suất thấp. Các tác giả cũng cho rằng, đầu tư công ở Việt Nam hiện nay thiếu mối liên hệ giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn với nguồn lực trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; chỉ chú trọng đầu tư mới mà thiếu quan tâm đến chi phí hoạt động và duy tu bảo dưỡng tài sản cơng; quản lý đầu tư cơng cịn tùy tiện, không tơn trọng kỷ luật tài khóa và vi phạm ngun tắc minh bạch trong cân đối ngân sách.

Theo Nguyễn Hồng Thắng (2008) thì chất lượng thẩm định dự án đầu tư công ở Việt Nam hiện nay không đúng chuẩn mực được quốc tế thừa nhận rộng rãi; chất lượng cơng trình kém, thiếu tầm nhìn bao qt xun suốt vịng đời dự án nên cơng trình hỏng hóc, xuống cấp nhanh; mất cân đối giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản với chi hoạt động và duy tu bảo dưỡng tài sản công; chậm trễ trong thiết kế và thực thi dự án nên phát sinh thêm chi phí; quy hoạch yếu trên phạm vi tồn quốc ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư công.

Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hiệu quả quản lý đầu tư cơng tại thành phố Hồ Chí Minh: vấn đề và giải pháp” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh, bảo vệ năm 2008 tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi lý thuyết và thực trạng về đầu tư công, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư cơng, luận văn đã tập trung trình bày về thực trạng đầu tư cơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phân tích một số bằng chứng về những hạn chế trong công tác quản lý đầu tư tại thành phố. Qua đó đề ra các biện pháp, cải cách mà thành phố cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này.

Đi sâu vào các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư cơng có Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hồn thiện công tác quản lý đầu tư công tại thành phố Kon Tum” của tác giả Huỳnh Hùng Lực, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Đà Nẵng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung của công tác quản lý hoạt động đầu tư, qua đó tiến hành phân tích thực trạng quản lý đầu tư công tại thành phố Kon Tum giai đoạn 2006 - 2010 và đề ra các giải pháptheo 4 nhóm nội dung là hồn thiện việc hoạch định đầu tư cơng, hồn thiện việc tổ chức thực hiện đầu tư cơng, hồn thiện việc lãnh đạo thực hiện dự án và hoàn thiện việc kiểm tra, điều chỉnh đầu tư công giai đoạn 2010 - 2015.

Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Bùi Đại Dũng (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007) với đề tài “Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới sự tácđộng của vấn đề lợi ích nhóm ở một số nước trên thế giới”, qua phân tích thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm và dựa vào bối cảnh của Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: áp dụng quy trình MTEF (khung chi tiêu ngân sách trung hạn); đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công; cắt giảm chức năng mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả; tách quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng; tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu cơng quỹ, nhất là của các quỹ ngồi ngân sách.

Luận án Tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Đẩu về đề tài “Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp”. Luận án đã áp dụng một hệ thống mơ hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa họcđể đo lường và đánh giá hiệu quả quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ huy động đến sử dụng trong nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2003, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Đà Nẵng. Từ đó đề ra các giải pháp: phát huy vàđa dạng hoá các phương thức và công cụ huy động vốn hiện đại; xây dựng và phát triển thị trường giao dịch các loại chứng khoán dài hạn; xác định đúng các trọng điểm đầu tư; áp dụng mơ hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học trong việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu tư công cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất kinh

doanh... đảm bảo chuyển nền kinh tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia tăng đầu vào sang phát triển dựa vào tiến bộ kỹ thuật, chất lượng tri thức, năng suất lao động. Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của GS-TS. Dương Thị Bình Minh (NXB Tài Chính, năm 2004) đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại về quản lý chi tiêu cơng để phân tích,đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thời gian qua (1991-2004) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu công đến 2010.

Đề tài cấp thành phố "Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của TS. Nguyễn Văn Phúc (NXB Tp.HCM, năm 2000) đã xây dựng phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư và hiệu quả một số ngành kinh tế; đánh giá hiệu quả và cơ cấu đầu tư trên địa bàn theo ngành và theo thành phần kinh tế từ đó đề xuất hướng đầu tư dựa trên kết quả phân tích ở trên và kiến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới.

Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách với việc phát triển xã hội, đưa ra các giải pháp cần thiết như tạo các điều kiện để đa dạng hóa các nguồn đầu tư, tập trung nguồn lực của nhà nước vào các lĩnh vực cần thiết, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Phân tích tác động của đầu tư cơng đến tăng trưởng kinh tế

Từ lý thuyết các mơ hình tăng trưởng ở chương 2, ta thấy các nhà kinh tế đều kết luận rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và họ đều thừa nhận rằng đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư.

Mơ hình Harrod – Domar là một trong những mơ hình giản đơn cho thấy rất rõ mối tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Harrod - Domar cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia, tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia phụ thuộc vào mức tăng vốn đầu tư để tạo ra vốn sản xuất trong nền kinh tế.

Đây là mơ hình phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài để phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế cũng như ứng dụng mơ hình trong hoạch định chính sách kinh tế của địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu và sự giới hạn của nguồn lực, tác giả sử dụng cách tiếp cận Harrod - Domar để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau như sau:

∆GDPt= α0+ α1IGt+ α2IPt (3.1)

Trong đó: ∆GDPt (biến phụ thuộc), là thay đổi tổng sản phẩm quốc nội năm t so với năm t-1;

Các biến độc lập:

It là tổng vốn đầu tư thực hiện năm t; IGt là vốn đầu tư công thực hiện năm t;

IPt là vốn đầu tư của khu vực tư thực hiện năm t;

Giá cả sử dụng trong ước lượng của mơ hình đều theo giá năm 2010.

Khung nghiên cứu được thiết kế như hình 3.1. Nghiên cứu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh cà mau (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)