5.1. Kết luận
Kết quảnghiên cứu đóng góp một góc nhìn rộng hơn, khoa học hơn vềthực trạng vai trò của QHĐT ở tỉnh An Giang. Nó cũng chỉ ra được những nguyên nhân làm cho quy hoạch kém hiệu quảvà không khảthi. Bằng phương pháp phân tích định lượng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quảthực hiện các loạiQHĐT.Ở đây,quy hoạch chung có kết quảthực hiện thấp và chỉmang tính dựbáo,định hình phát triển, là căn cứ đểlập các loại hình quy hoạch tiếp theo. Quy hoạch chi tiết có kết quảthực hiện cao hơn các loại hình quy hoạch khác vì có nội dung rõ ràng, cụthể, mục tiêuđược xác định gắn liền với yêu cầu phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của sự ổn định và phù hợp thực tế của các đồ án quy hoạch. quy hoạch phù hợp tình hình thực tế, theo đuổi mục tiêu với định hướng rõ ràng, không phải điều chỉnh thường xuyên sẽ có kết quả thực hiện cao hơn.Phương pháp định tính chú ý phân tích vềquy trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch cũng như tập trung tìm hiểu những trục trặc của QHĐT làm cho nó kém khả thi và chỉ ra vai trò thực tế của QHĐT đang đảm nhiệm. Bằng cơng cụ phân tích năm vấn đềvà ba mục tiêu kết hợp với kết quảphân tích định lượng và một sốtình huống thực tế, tác giả đã tìm ra vai trị thực sự của QHĐT ở tỉnh An Giang và những nguyên nhân làm nó kém khảthi.
Nguyên nhân không khả thi củaQHĐT ở An Giang xoay quanh các vấn đề chính như sau. (1) Thiếu sựtham gia của người dân vào quá trình quy hoạch dẫn đến quy hoạch khơng phù hợp thực tế, tính khả thi thấp, không được sự ủng hộ. (2) Tài liệu công bố quy hoạch thiếu thông tin và không hữu dụng cho mục tiêu đặt ra là công bốquy hoạch để thực hiện. (3) Không dựa vào hiện trạng và tiềm năng nên dự báo dân số cao hơn nhiều so với thực tếvàQHĐT đặt ra viễn cảnh cao hơn khả năng phát triển thực sự. (4) quy hoạchước tính các khoản đầu tư cơ sở hạtầng phi thực tế tương ứng theo mức dân số được dự báo, thậm chí định hướng phát triển cơ sở hạ tầng chưa cần thiết. (5) Đánh giá sai động lực và không gian phát triển đô thịtrong hệthống đô thị dẫn đến phát triển hệthống giao thông vận tải kết nối đô thị không đúng mục tiêu gây dàn trải và lãng phí nguồn lực. (6) Tồn tại quan hệ chồng lấn và xung đột trong kế hoạch thực hiện quy hoạch và thiếu hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm thực hiện quy hoạch với nhau. (7) Có sựtham gia chi phối của các nhà đầu tư cơ sở hạtầng trong quá trình thực hiện
làm cho quy hoạch luôn thay đổi, "chạy theo dự án" và các khu vực đô thị phát triển manh mún rất khó kết nối với nhau và với hạ tầng ngoại vi. Những QHĐT đang thực hiện khả thi kém như thếthì quy hoạch này có vai trị thực tế như thếnào cũng được tác giảchỉ ra nhưsau: (1) Quy hoạch là một phương tiện hữu hiệu đểchính quyền cấp dưới đàm phán với cấp trên nhằm xin thêm nguồn ngân sách tài trợ, đồng thời cũng là công cụ kiểm soát định hướng và quản lý phát triển của cấp dưới. (2) Tình trạng thâm hụt ngân sách gia tăng, ngồi nguồn tài trợtừngân sách TW thì các khoản vay nợcũng là một trong những giải pháp, và hồsơ QHĐTlà một căn cứquan trọng đểlập kếhoạch tài trợ từ các tổ chức quốc tế. (3)QHĐT là một phương tiện để kêu gọi doanh nghiệp tư nhânđầu tưphát triểnđơthị, tuy mức độcịn hạn chế, nhưng đã cóđóng góp nhấtđịnh cho ngân sách cũng nhưphát triển cơsởhạtầng.
Tóm lại, từ những phân tích về QHĐT ở An Giang và so sánh với kết quả nghiên cứu QHĐT của TPHCM (Huỳnh ThếDu, 2012) mặc dù mỗi địa phươngcó sựkhác biệt về cấu trúc đơ thị, cơ cấu phát triển KTXHnhưng vai trò của của QHĐT về cơ bản là tương đồng. Điều này thể hiện qua việc áp dụng nhất quán Luật QHĐT và cách tiếp cận quy hoạch từtrên xuống, hệthống quy hoạch đơ thịvẫn cịn mang dáng dấp của sự áp đặt.
5.2. KHUYẾN NGHỊCHÍNH SÁCH
Từviệc phân tích vai trị thực sự của QHĐTvà những nguyên nhân không khả thi của chúngđã cho ta một hàm ý rằngđang tồn tại hai hệthống chỉ báo định hướng cho việc lập quy hoạch và thực hiệnQHĐT ởtỉnh An Giang. Một hệthống chỉbáođược dùng để lập quy hoạch nhằmđàm phán việc tài trợngân sách, lập hồsơvay vốn hỗtrợquốc tếvà thu hút đầu tư. Và một thực tế đang tồn tại, phát triển theo đúng bản chất của nó ởmỗi đơ thị, mỗi địa phương. Vì sự lệch phađó kéo theo những nguyên nhân làm các đồán QHĐT được lập ra nhưng tỷlệ thực hiện rất thấp. Những quy hoạch đi sát với thực tế phát triển nhưquy hoạch chi tiết thực hiện theo mục tiêu đầu tư đã xácđịnh rõ ràng thì có kết quả thực hiện cao. Đây là một trục trặc về mặt chính sách quan trọng cần phải khắc phục đểnâng cao tính khảthi củaQHĐT ởtỉnh An Giang.
Vì vậy, trước nhất phải đưa hệ thống các chỉ báo quy hoạch về đúng thực tếphát triển của nó với những chỉbáo phát triển vàđịnh hướng cụthể, rõ ràng.Điều này sẽlàm giảm sự chênh lệch giữa quy hoạch và thực tế. Tác giả cho rằng cần thiết phải pháp lý hoá những chỉ tiêu, chỉ báo thực sựcủa các đô thị bằng cách dựa trên hiện trạng, đánh giá
đúng tiềm năng phát triển đểxác định và công bố một hệ thống chỉ báo duy nhất phản ánhđúng thực chất của mỗiđôthị đểlàm căn cứlập các quy hoạch chiến lược hayđịnh hướng phát triểnđô thị. Tuy nhiên, nếu kéo các dựbáo phát triển về thực tại thì vai trị củaQHĐTnhư: xin ngân sách, lập kếhoạch tài trợ, thu hút đầu tưsẽgiảm tác dụng, và sẽ có sự phản đối.Điều này thểhiện ởsự quyết tâm cải cách của các cấp lãnhđạo địa phương cùng với động cơchính trị hướng đến mục tiêu phát triển hay khơng.
Các chính sách có liên quan đến việc thay đổi luật và các quyđịnh của TW. Cụthể là quyđịnh việc hợp nhất các tài liệu quy hoạch và thống nhất quản lý; tránh sựchồng lấn về thẩm quyền quản lý và thực hiện quy hoạch của các cơ quan nhànước cũng nhưcó quá nhiều tài liệu quy hoạch của nhiều ngành nhiều cấpởtrên cùng một lãnh thổkhông biết ai làngười chịu trách nhiệm thực hiện chính.
Chính sách chung cho tất cảcác bên liên quan trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Đánh giá và dự báo phát triển đô thị trên những cơ sởkhoa học và hợp lý, xác định mục tiêu phát triển cụthể,định hướng rõ ràng. Từ đóđảm bảo duy trì tính ổnđịnh của quy hoạch, quy hoạch mang tính chiến lược và hiệu quảhơn.
Vềquy trình lập và thực hiện quy hoạch cần thiết phải có sựtham gia củangười dân và minh bạch thơng tin quy hoạch. QHĐT có sự tham gia cộng đồng thể hiện quan điểm dân chủ, phương châm vì con người trongphương pháp QHĐT,đảm bảo hài hịa lợi ích dài hạn của các bên. Ý kiến của cộng đồng dân cưphải đượcđưa vào đồán QHĐT, thay vì quy hoạch chỉ áp đặt từtrên xuống và chủ yếu mang tính thẩm mỹkiến trúc. Hồsơ quy hoạch được duyệt phải được công bốvà thông tin quy hoạch phải đầyđủ để có thể sửdụng được, vì quy hoạch được lập ra để cùng nhau thực hiện chứkhông phải là "tài sản riêng" của một aiđó. Giải pháp này thuộc vềchủthểcơquan quản lý quy hoạchđịa phương thực hiện, chính SởXD phảiđiều chỉnh cách thức lấy ý kiến người dân và công khai thơng tin quy hoạch.
Cơhội đểthực hiện các khuyến nghịchính sách khi quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030đang đượcđiều chỉnh. Quy hoạch này mang tínhđịnh hướng chiến lược để phát triển đô thị và dân cư nơng thơn trên tồn tỉnh. Vì vậy việc cập nhật các đánh giá về vai trò cũng như những vấn đề trong QHĐT, phát triển đôthị và một phần quan trọng nhất là khắc phục các nguyên nhânđểnâng cao tính hiệu quảvà khảthi của quy hoạch sẽmang lại những lợi ích nhấtđịnh cho tỉnh An Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
____________
1. ACVN và KAS (2009), Tăng cường sựtham gia của người dân vào quản lý nhà nước tại địa phương: Cơ hội và thách thức của các đô thị, Hiệp hội đô thị Việt Nam và Viện Konrad Adenauer Stiftung.
2. Bộ Giao thông Vận tải (2011), Quyết định 1166/QĐ-BGTVT ngày 08/6/2011, Phê duyệt quy hoạch sân bay An Giang.
3. Bộ Xây dựng (2008a), Thông tư 08/2008/TT-BXD, Hướng dẫn thành lập Hội
đồng Kiến trúc quy hoạch.
4. Bộ Xây dựng (2008b), Thông tư 19/2008/TT-BXD, Hướng dẫn lập quy hoạch khu cơng nghiệp
5. Chính phủ (2005), Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 28/01/2050, Nghị định về
QHĐT.
6. Chính phủ(2010), Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010, Nghị định vềlập, thẩm định phê duyệt và quản lýQHĐT.
7. Cục Thống kê tỉnh An Giang, Niên giám Thống kê các năm 2000- 2012.
8. HĐND tỉnh An Giang, Quyết toán ngân sách tỉnh An Giang các năm 2000 - 2012.
9. Nguyễn Xuân Thành và Jonathan Pincus (2011), Di dời cảng biển TP Hồ Chí Minh: Tình huống nghiên cứu vềsựphân mảng thểchế.
10. NHTG (2011),Đánh giá đơ thịhố Việt Nam. Ngân hàng Thếgiới 11. PADDI (2012), Làm thế nào để QHĐT ởViệt Nam hiệu quả hơn.
12. Perkins, Dwight, et al. (2006), Kinh tế Phát triển - 6th ed., New York: WW Norton và Company. (Bản dịch Tiếng Việt của FETP)
13. Quốc hội (2009), LuậtQHĐT.
14. SởXD (2002), Quy hoạch tổng thểhệthống đô thị và du dân cư nông thôn.
15. SởXD (2004), Hồ sơ dự án khu đơ thịSao Mai Bình Khánh 3.
16. SởXD (2008), Hồ sơ dự án khu đô thịTP lễhội Châu Đốc.
18. Sở XD (2013), Báo cáo 150/BC-SXD ngày 12/12/2013, Báo cáo tình hình thực
hiện nhiệm vụ 2013, phương hướng thực hiện 2014.
19. SởXD (2014), Báo cáo 13/BC-SXD ngày 24/01/2014, Báo cáo rà soát quy hoạch
trên địa bàn tỉnh 2014.
20. SởXD (2014), Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang.
21. Stiglitz (1995), Kinh tếhọc Công cộng.
22. Tổng Cục Thống Kê (2009), Dựbáo dân sốViệt Nam 2009-2049.
23. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009, phê
duyệt Chương trình nâng cấp hệthống đơ thịquốc gia đến năm 2020.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 27/6/2012, quy
hoạch tổng thểphát triển KTXH An Giang đến 2020.
25. Trương Quang Thao (2007), Những phản tư chung quanh khái niệm QH, Diễn
đàn "QH xây dựng trong bối cảnh kinh tếthị trường và xu hướng hội nhập quốc tế ởViệt Nam", Hải Phòng 11/2007.
26. UBND TP Long Xuyên (2013), Dự án nâng cấp đô thị Long Xuyên đến năm 2020.
27. UBND tỉnh An Giang (2001),Địa chí An Giang, Tập 1.
28. UBND tỉnh An Giang (2010a), Quyết định 10/QĐ-UBND ngày 12/3/2010, Quy định nhiệm vụchức năng Ban Quản lý Kinh tếCửa khẩu tỉnh An Giang.
29. UBND tỉnh An Giang (2010b), Quyết định 1811/QĐ-UBND ngày 24/9/2010, Quyết định ban hành danh mục dựán kêu gọi đầu tư đếnnăm 2015.
30. UBND tỉnh An Giang (2012), Quyết định 1093/QĐ-UBND ngày 09/7/2012, Phê duyệt nhiệm vụquy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến 2030.
31. Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM (2012),Đánh giá về QHĐT TPHCM, (trích
PADDI 2012)
32. Vũ Thành Tự Anh (2007). Xé rào ưu đãi đầu tư: Cuộc đua xuống đáy, Tài liệu
đọc Kinh tếhọc khu vực công, FETP.
TIẾNG ANH
____________
33. Damodar Gujarati (1995), Basic Econometrics - 3rded., McGraw-Hill.
34. Du Huynh The (2012), The Transformation of Ho Chi Minh City: Issues in
35. Glaeser, Edward L. (2010), Agglomeration Economics, The University of
Chicago Press.
36. Hall, Peter (2001), The City of Theory from Cities of Tomorrow: an Intellectual
History of Urban Planning and Design in the Twentieth Century - 3rded. 37. Hall, Peter (2002), Urban and Regional Planning - 4thed., Routledge. 38. Sullivan, Arthur O’ (2011),Urban Economics - 8thed., McGraw-Hill.
39. Taylor, N. (1998), Urban Planning Theory Since 1945. London: Sage