Đặc điểm trước mổ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện e (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các tham số trong nghiên cứu

2.5.1. Đặc điểm trước mổ

- Tuổi (năm): chia 3 nhóm: < 60, 60 - 69, ≥ 70 - Giới tính

- Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) theo tiêu chuẩn người Châu Á [70]: Thiếu cân: < 18,5 Trong giới hạn bình thường: 18,5 – 23 Thừa cân: > 23,0 – 27,5 Béo phì: > 27,5

- Bệnh lý đi kèm [71]:

+ Tăng huyết áp: bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp hoặc huyết áp ≥140/90 mmHg

+ Tiểu đường: bệnh nhân đang được điều trị tiểu đường hoặc mới được chẩn đoán khi vào viện (được chẩn đoán bằng 2 lần đo đường huyết lúc đói có giá trị ≥7 mmol/L hoặc ≥126 mg/dL, hoặcđường huyết 2 giờ sau ăn ≥11,1 mmol/L hoặc ≥200 mg/dL, hoặc HbA1C ≥6,5%).

+ Rối loạn lipid máu: bệnh nhân có tiền sử hoặc đang được điều trị thuốc điều chỉnh mỡ máu hoặc hiện tại có cholesterol tồn phần > 200 mg/dl ( >5,18 mmol/L), hoặc LDL > 130 mg/dl (> 3,36mmol/L), hoặc cholesterol HDL < 40 mg/dl (< 1 mmol/L), triglycerid ≥150 mg/dl (hoặc > 1,7 mmol/L).

+ Bệnh mạch máu ngoại vi: bệnh nhân có dấu hiệu đau cách hồi do hẹp động mạch; hẹp động mạch chi, mạch cảnh >50% trên siêu âm Doppler mạch; tiền sử cắt cụt chi do bệnh lý mạch máu, tiền sử hoặc đã có kế hoạch phẫu thuật động mạch chủ bụng, mạch chi hoặc mạch cảnh.

+ Suy thận: tiền sử được chẩn đoán suy thận và/hoặc creatinin trước phẫu thuật > 2 mg/dL.

- Tiền sử tai biến mạch máu não: bệnh nhân bị tai biến trước mổ, được chẩn đoán tại các cơ sơ y tế, còn di chứng trên lâm sàng hoặc phim chụp cắt lớp sọ não.

- Tiền sử NMCT: có tiền sử nhồi máu cơ tim trong thời gian dưới 3 tháng, được xác định bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch, và/hoặc còn dấu hiệu trên lâm sàng, điện tim, men tim, siêu âm tim.

- Tiền sử gia đình: có những người thân trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột…) có bệnh ĐMV sớm: NMCT, đột tử, đau thắt ngực ổn định ở tuổi < 55 tuổi đối với nam, < 65 tuổi đối với nữ.

- Tiền sử các phẫu thuật ngoài tim: bụng, mạch ngoại vi, thần kinh, chấn thương…

- Tiền sử can thiệp mạch vành qua da: nong, đặt giá đỡ ĐMV

- Hút thuốc lá: bệnh nhân đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc lá, thuốc lào.

- Triệu chứng lâm sàng: + Cơn đau thắt ngực [26]:

* Đau thắt ngực ổn định: cơn đau thắt ngực gọi là ổn định khi các đặc điểm của cơn đau (tần suất, độ nặng, thời gian đau, giờ xuất hiện và yếu tố làm nặng) không thay đổi trong thời gian 2 tháng gần nhất.

* Đau thắt ngực không ổn định:

Đau thắt ngực khi nghỉ: Đau thắt ngực xảy ra khi nghỉ và kéo dài, thường trên 20 phút.

Đau thắt ngực mới xuất hiện: Đau thắt ngực mới xuất hiện và nặng từ mức III theo phân độ của CCS trở lên.

Đau thắt ngực gia tăng: Ở các bệnh nhân đã được chẩn đốn đau thắt ngực trước đó mà: đau với tần số gia tăng, kéo dài hơn hoặc có giảm ngưỡng gây đau ngực (nghĩa là tăng ít nhất một mức theo phân độ CCS và tới mức III trở lên).

Đau thắt ngực sau NMCT: xảy ra trong vòng hai tuần sau NMCT. + Mức độ suy tim theo theo chức năng của Hội tim mạch New York - Đặc điểm cận lâm sàng:

+ Chụp ĐMV xâm lấn đánh giá vị trí, mức độ hẹp. Mức độ hẹp ĐMV biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm đường kính lịng mạch so với đoạn ĐMV bình thường ngay sát chỗ hẹp [32]: 0: bình thường. 1: thành mạch khơng đều. 2: hẹp nhẹ: < 50%. 3: hẹp vừa: 50% -75%. 4: hẹp nhiều: >75% 5: gần tắc: > 95% 6: tắc hoàn toàn.

- Đánh giá nguy cơ phẫu thuật theo thang điểm EuroSCORE II (sử dụng phần mềm tính điểm Euroscore II). Phân tầng nguy cơơ: thấp 0 - < 2, trung bình 2 - 5, cao > 5 [17].

- Mổ theo chương trình: bệnh nhân mổ có kế hoạch trước về thời gian sau khi được khám và hội chẩn phẫu thuật, tình trạng lâm sàng cho phép bệnh nhân nhập viện trước ngày phẫu thuật.

- Mổ bán cấp cứu: tình trạng bệnh đe dọa tính mạng bệnh nhân được chỉ định phẫu phải nằm viện cho tới ngày phẫu thuật. Trong thực tế lâm sàng những bệnh nhân này đau ngực không ổn định, CCS III-IV, không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc điều trị, phải nghỉ tại giường, được phẫu thuật sớm trong vài ngày đầu sau khi nhập viện khi đã hoàn chỉnh hồ sơ phẫu thuật.

- Mổ cấp cứu: tình trạng nguy hiểm phải mổ ngay trong ngày nhập viện hoặc ngày hôm sau, hoặc bệnh nhân đang chờ phẫu thuật theo chương trình nhưng diễn biến nặng đột ngột phải mổ ngay; bệnh nhân trong tình trạng phải thở máy, đặt các thiết bị hỗ trợ THNCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện e (Trang 48 - 51)