Kỹ thuật làm miệng nối

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện e (Trang 44 - 45)

- Các kiểu cầu nối: lựa chọn kiểu cầu nối (nối đơn, nối chữ Y hay nối liên tiếp) được quyết định trong mổ ở mỗi bệnh nhân (phụ thuộc nhiều yếu tố: vị trí mạch, tư thế tim dễ dàng cho việc thực hiện, chiều dài động mạch chủ lên, mức độ xơ vữa thành động mạch chủ, chiều dài mạch ghép).

+ Nối đơn: một mạch ghép cho 1 cầu nối, miệng nối tận bên

+ Nối liên tiếp: nhiều miệng nối vào động mạch vành (≥ 2) liên tiếp trên 1 đoạn mạch ghép

+ Nối chữ Y: đầu trung tâm của một cầu nối được nối vào mạch ghép khác thay cho nối trực tiếp vào động mạch chủ lên.

- Tính số lượng cầu nối: 1 miệng nối vào động mạch vành được tính là 1 cầu nối. Cầu nối đơn: 1 cầu; cầu nối chữ Y: 2 cầu; cầu nối liên tiếp: 2 hoặc 3 cầu tương ứng theo số lượng miệng nối vào động mạch vành đích.

Hình 2.3: Các kiểu cầu nối [50]

- Miệng nối đầu gần: mạch ghép - động mạch chủ lên:

+ Tạo lỗ làm miệng nối thành động mạch chủ lên: dùng lưỡi dao nhọn số 11 cắt tạo đường dạch đầu tiên xuyên thành mạch, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng mở lỗ làm miệng nối. Kích thước lỗ mở mạch tương quan với kích thước mạch ghép. Thường tạo lỗ ở động mạch chủ lên có đường kính khoảng 3,5 -5mm. Đầu mạch ghép làm miệng nối được cắt vát với chu vi diện mở lớn hơn khoảng 20% chu vi lỗ mở thành động mạch chủ lên [37],[69].

+ Kỹ thuật làm miệng nối: miệng nối tận bên, khâu vắt kiểu dù, chỉ đơn sợi không tiêu Prémilèn 6/0.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở bệnh nhân hẹp ba thân động mạch vành tại trung tâm tim mạch bệnh viện e (Trang 44 - 45)