Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHUYÊN đề SINH THÁI NHÂN văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 32 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6. Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án

Dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và triển khai vào quá trình dạy học ở trường THPT

nước ta. DHDA là quan điểm dạy học phát huy tính độc lập, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, giúp HS hình thành những năng lực cần thiết trong tương lai [13].

Cơ sở của khái niệm tiếp cận dự án trong dạy học được các nhà sư phạm

Mỹ J. Deway và S. Charles Peirce đưa ra và khẳng định rằng tất cả mọi người dù già hay trẻ đều học bằng hoạt động thông qua những mối quan hệ với môi trường. Họ chỉ ra động cơ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong học tập là việc đặt học sinh trong tình huống tự khám phá thế giới và chia se những kết quả của quá trình khai thác kiến thức, quá trình giải quyết vấn đề. DHDA là một trong những cách thức tốt nhất để kích thích và duy trì động lực học tập của HS. Điều đó phù hợp với q trình sư phạm là do sự học nảy sinh trong hành động. Các nhà nghiên cứu Lave (1998), Brown, Colin (1989) về khoa học nhận thức cũng chỉ ra rằng trong q trình dạy học, GV phải phát huy vai trị tích cực của HS, đề ra cho HS các tình huống học tập và địi hỏi người học phải chịu trách nhiệm trong hoạt động hợp tác. DHDA bằng cách tiếp cận giúp người học kiên trì theo đuổi một mục đích trong những mối quan hệ xã hội [3], [8].

Khái niệm dự án: Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là “Project”, có

nguồn gốc từ tiếng La tinh được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt [8].

Khái niệm dạy học theo dự án: Theo K. Frey, học giả hàng đầu về dạy

học dự án của Cộng hịa Liên bang Đức thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning - PBL) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó, nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được. Học theo dự án nhấn mạnh vai trò của người học. Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore “Học theo dự án (Project work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến

thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào

thực tế cuộc

sống”. Từ các khái niệm trên, có thể hiểu dạy học theo dự án (DHTDA) là một

phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, hướng người học đến việc

lĩnh hội tri thức và kỹ năng thơng qua các dự án có liên quan đến các vấn

đề có

thực trong cuộc sống gắn liền với nội dung dạy học [3].

Trong DHDA, các hoạt động học tập được thiết kế mang tính thực tiễn, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn. Xuất phát từ nội dung học, GV đưa ra một chủ đề với những gọi ý hấp dẫn, kích thích người học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học. DHDA đặt người học vào tình huống có vấn đề nhưng việc giải quyết vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học. Khi người học được lựa chọn tiểu chủ đề và tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu người học sẽ hồn tồn chủ động tích cực trong việc lập kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lý thơng tin để giải quyết các vấn đề đặt ra. Có rất nhiều dự án được tiến hành trong quá trình học, một dự án được coi là thành cơng khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của HS với ý tưởng của GV, chỉ rõ những công việc HS cần làm. Các tiêu chuẩn của DHDA có hiệu quả gồm:

HS là trung tâm của quá trình dạy học: Nội dung bài học theo dự án

được thiết kế cẩn thận, lơi cuốn HS vào những nhiệm vụ có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích cảm hứng say mê, khả năng quyết định của HS trong q trình tạo sản phẩm. GV giữ vai trị là người hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nội dung công việc của dự án. HS lĩnh hội kiến thức bài học, hợp tác làm việc nhóm phát huy tối đa năng lực cá nhân trong những vai trò khác nhau.

Dự án được chuẩn bị và lên kế hoạch chu đáo: Một giờ học tốt là một giờ

học phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sang tạo của cả người học và người dạy

nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, bồi dưỡng năng

lực hợp tác,

năng lực vẫn dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học,

tác động

tích cực đến tư tưởng, tình cảm, tạo được hứng thú cho người học. Để có

những giờ

dạy học tốt, người GV cần lên kế hoạch và chuẩn bị bài hiệu quả. Mỗi bài

học đề có

những phương pháp và kĩ thuật dạy học riêng. Đối với DHDA, để thành

công GV

phải phác họa các dự án cụ thể trong đầu, phải bám sát vào mục tiêu dạy

học, nếu

không mục tiêu cảu dự án sẽ mơ hồ và không đạt được kết quả mong đợi

từ phía

HS. Khi thiết kế dự án điều quan trọng là việc lập kế hoạch hành động sẽ

giúp HS

nhận biết được mục tiêu học tập dự kiến.

Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn'. Những dự án học tập cần được phát triển dựa trên những nội dung cốt

lõi của chương trình đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có mục tiêu rõ ràng gắn với các chuẩn và tập trung vào HS trong quá trình học. Từ việc định hướng vào mục tiêu, GV lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, lập kế hoạch tổ chức và đánh giá các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và các sản phẩm cụ thể.

Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình. Câu hỏi

khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm. HS được giói thiệu về dự án thơng qua các câu hỏi gợi mở có tính liên mơn. Có ba dạng câu hỏi khung chương trình gồm: Câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái qt là câu hỏi rộng có tính mở, đề cập đến những ý tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi bài học được gắn trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khái quát. Câu hỏi bài học thường gắn với nội dung bài học cụ thể, chúng có đáp án mở, lơi cuốn HS vào việc khám phá những ý tưởng cụ thể đối với từng bài học, chủ đề hoặc mơn học, khuyến khích sự khám phá của HS. Câu hỏi nội dung là các câu hỏi đóng, có câu trả lời rõ ràng và cụ thể. Câu hỏi nội dung thường mang tính thực tế cao, bám sát các mục tiêu đề ra [13].

Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá và kiểm tra thường xuyên: Ngay từ

khi triển khai dự án, cần dự kiến các kết qủa mong muốn và có kế hoạch kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác nhau một cách thường xuyên để phản hồi hay điều chỉnh kịp thời trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Dự án có liên hệ với thực tế: Các vấn đề thực tế đang diễn ra có nhiều

khả năng thu hút được sự quan tâm của HS. Hãy để HS được học thực sự bằng cách khuyến khích HS sử dụng chính các cơng cụ và kỹ thuật mà các chuyên gia sử dụng để tiến hành điều tra và giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống.

Mục tiêu của dạy học theo dự án:

- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế.

- Phát triển cho người học kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kĩ năng

tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá).

- Rèn luyện nhiều kĩ năng (tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng làm việc theo nhóm, giao ti ếp...).

- Cho phép người học làm việc “một cách độc lập” để hình thành kiến thức và cho ra những kết quả thực tế.

- Nâng cao kĩ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình học tập và tạo ra sản phẩm.

Đặc điểm của dạy học dự án:

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học.

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội việc thực hiện dự án có thể mang lại tác động xã hội tích cực.

- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong q trình thực hiện dự án.

- Mang tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ.

- Định hướng hành động: Trong q trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.

- Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù

hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân cơng cơng việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án.

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động

thực

Cách tiếp cận theo dự án sẽ đem đến cơ hội phát triển năng lực và kiến thức chuyên sâu cho người học. DHDA mang các vấn đề thực tế vào mơi trường lớp học, những vấn đề đó thường rất thú vị và kích thích sự tị mị của HS. Trong một dự án học tập, các hoạt động HS được thực hiện không chỉ giới hạn ở việc đọc, nghiên cứu, và viết mà các hoạt động được trải dài trong một khoảng thời gian để hồn thành q trình cơ bản, áp dụng kiến thức vào thực tiễn. HS rất giàu trí tưởng tượng và chúng được hình thàn h thơng qua lăng kính mà các em quan sát được trong thực tế hoạt động sống của chính mình. Đó là lý do vì sao học theo dự án là một cách học độc đáo, đa dạng và mang lại kết quả cao.

Từ việc tiếp cận đến dự án, có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về DHDA. Nhiều tác giả coi DHDA là một quan điểm dạy học cũng có người coi DHDA phương pháp dạy học hay là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên, DHDA cũng có thể coi là một phương pháp dạy học phức hợp.

Tóm lại,Dạy học theo dự án vừa là PPDH vừa là hình thức, mơ hình dạy

học tích cực khác với các PPDH truyền thống, trong đó các nhiệm vụ học tập, các bài học được thể hiện dưới dạng các dự án, dưới sự hướng dẫn của người dạy, các dự án được thực hiện bởi sự cộng tác làm việc tích cực của các thành viên trong nhóm được hồn thành dưới dạng các sản phẩm. Kiến thức tự lĩnh hội được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, làm phong phú tri thức của người học, đáp ứng các mục tiêu gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học [3].

Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau: Tổng quan nội dung chuyên đề sinh thái nhân văn, tìm hiểu một số nghiên cứu về sinh thái nhân văn ở trên thế giới và ở Việt Nam. Nêu khái niệm và phân tích được đặc điểm của sinh thái nhân văn đồng thời nêu được vị trí chức năng, nhiệm vụ của chun đề STNV. Phân tích chương trình mơn Sinh học trong chương trình giáo dục THPT. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thơng nói chung và với mơn Sinh học nói riêng rất chú trọng tới việc giúp HS phát triển kỹ năng thơng qua hoạt động học để thích ứng trong một mơi trường biến đổi không ngừng đặc biệt thông qua các tiết học gắn liền với thực tế của chương trình địa phương. Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn đó có thể đề xuất xây dựng tài liệu cho chuyên đề STNV tại địa phương và vận dụng dạy học dự án một cách hiệu quả để giảng dạy tốt chuyên đề STNV ở địa phương.

Chương 2

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG và tổ CHỨC dạy học CHUYÊN đề SINH THÁI NHÂN văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w