Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng tài liệu chuyên đề học tập
Chương trình mơn Sinh học chú trọng giúp HS phát triển khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi khơng ngừng; khả năng sống chung hài hịa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Chương trình mơn Sinh học quan tâm đến những nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày, tạo điều kiện để học sinh tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, từ thực tiễn nhận thức rõ những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện khả năng thích ứng trong một thế giới biến đổi khơng ngừng. Vì vậy, chun đề sinh thái nhân văn chú ý tới việc mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng, ý thức bảo vệ môi trường cho HS. Tài liệu chuyên đề được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc 1: Đáp ứng mục tiêu dạy học
Học xong chuyên đề này, học sinh phân tích được khái niệm sinh thái nhân văn, giá trị sinh thái nhân văn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, môi trường. Từ những hiểu biết đó, học sinh nhận thức được sinh thái nhân văn trong xã hội hiện đại là một lĩnh vực khoa học, văn hoá, đạo đức xã hội; phát triển các phẩm chất như yêu thiên nhiên, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, tôn trọng các quy định của pháp luật và các công ước quốc tế về bảo vệ mơi
trường. Chun đề thể hiện cách tiếp cận tích hợp các lĩnh vực tri
thức khác nhau
trong giáo dục sinh học.
* Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học của nội dung kiến thức và đáp ứng yêu cầu của chương trình
Chương trình GDPT tổng thể và Chương trình các mơn học đã được ban hành (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhưng nội dung dạy học chi
tiết, trong đó có nội dung các chuyên đề Sinh thái nhân văn chưa được xây dựng. Vì thế, việc xây dựng nội dung chuyên đề này cần bám sát theo định hướng của chương trình tổng thể và chương trình mơn học, đảm bảo tính khoa học, hệ thống.
* Nguyên tắc 3: Đáp ứng được thực tiên dạy học của địa phương và phù hợp với đặc điểm học sinh THPT
Thái Nguyên thuộc vùng trung du miền núi với đặc trưng kinh tế đa dạng bao gồm: nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch... Các hoạt động sản xuất này của con người tác động không nhỏ đến mơi trường. Vì vậy việc giáo dục cho HS về giá trị và ý nghĩa của sinh thái nhân văn và phát triển bền vững là hết sức quan trọng. Trong quá trình giáo dục, HS là trung tâm, GV là người hướng dẫn, cố vấn định hướng để đảm bảo mục tiêu đề ra. Việc thiết kế nội dung chuyên đề học tập phải chú trọng đến điều kiện thực tiễn tại địa phương để đảm bảo tính khoa học, làm tăng hứng thú và phát triển các kỹ năng học tập cần thiết cho HS.
* Nguyên tắc 4: Sản phẩm học tập của chuyên đề được cụ thể hóa trong kế hoạch dạy học
Nội dung chuyên đề Sinh thái nhân văn gắn liền với thực tiễn, cập nhật các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội. Vì vậy, sản phẩm học tập của HS như các vấn đề thảo luận, các cách trình
bày (bài trình chiếu power point, poster, ...), các phương tiện vật chất
(mơ hình,
tranh, ảnh, ...), các hình thức thảo luận, cách thức trải nghiệm, ... Những sản
phẩm này phải được thể hiện rõ trong kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề.
2.1.3. Các bước thực hiện xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn
tỉnh Thái Nguyên
Để xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn chúng tôi đã thực hiện theo 6 bước:
Bước 1. Xác định lí do xây dựng chun đề .
Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, bên cạnh những nội dung giáo dục cốt lõi, chương trình giới thiệu một số nội dung chuyên đề học tập tự chọn, HS có thiên hướng hoặc hứng thú sinh học và công nghệ sinh học được chọn học một trong số những chun đề học tập đó. Vì vậy, mỗi
chun đề học tập cần làm rõ được lí do xây dựng chuyên đề, chú ý
tới việc mở
rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tìm hiểu ngành nghề để
trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, cơng nghệ thuộc các
ngành nghề liên quan đến sinh học.
Bước 2. Xác định mục tiêu chuyên đề.
Nguyên tắc xây dựng mục tiêu chuyên đề cũng tuân theo nguyên tắc chung đó là mục tiêu cần cụ thể và lượng hóa được.
Để xác định mục tiêu chuyên đề ta cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kỹ năng cần rèn luyện thông qua chuyên đề là những kiến thức nào. Việc xác định mục tiêu này đôi khi diễn ra đồng thời với việc xác định các nội dung của chuyên đề.
Bước 3. Xác định nội dung chuyên đề.
Mỗi chuyên đề học tập bao gồm nhiều chủ đề. Vì vậy, xác định nội dung chuyên đề có liên quan đến xác định các chủ đề dạy học. Khi thực hiện bước này, cần chú ý:
- Đặt tên các chủ đề ngắn gọn nhưng thể hiện được nội dung cơ bản của chủ đề và có sức hấp dẫn, thu hút HS.
- Lựa chọn nội dung chủ đề cần phải trả lời các câu hỏi: Kiến thức trong chủ đề là kiến thức đơn môn hay đa mơn, có thể hiện tích hợp kiến thức khơng? Tại sao lại phải tích hợp? Tích hợp nội dung nào là hợp lí? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các mơn học, bài học nào trong chương trình? Logic và mạch phát triển các nội dung đó như thế nào? Thời lượng cho bài học tích hợp dự kiến là bao nhiêu?
Bước 4: Sưu tầm tài liệu liên quan đến chuyên đề Sinh thái nhân văn
Tiến hành tham khảo các bách khoa toàn thư, sách, báo, tài liệu liên quan đến chuyên đề STNV, PTBV. Các sự kiện liên quan đến chủ đề ở trên
thế giới và trong nước. Lựa chọn nguồn tài liệu sẽ căn cứ vào nguồn thông
tin và nội dung
Các nguồn để tìm kiếm: - Internet.
- Sách, báo, tạp trí - thư viện, nhà sách. - Hỏi giáo viên hướng dẫn và chuyên gia.
- Chọn lọc và xác định được người đọc mà các tài liệu hướng đến điều này sẽ rất quan trọng trong việc lựa chọn nội dung để đưa vào tài liệu cho phù hợp.
Bước 5: Tổng hợp nội dung, viết bản thảo chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên.
- Chọn ra những lí thuyết tổng qt, tóm tắt ý chính của những lí thuyết liên
quan đưa vào tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của GV và HS được thuận lợi. - Sắp xếp trình tự nội dung sao cho phù hợp với đối tượng HS của địa phương.
Bước 6: Xin ý kiến chuyên gia về nội dung tài liệu, rà soát và điều
chỉnh nội dung chuyên đề Sinh thái nhân văn tỉnh Thái Nguyên.
- Sau khi xây dựng xong tài liệu chuyển đến cho GV hướng dẫn duyệt. Thiết
kế phiếu xin ý kiến góp ý từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài liệu nghiên cứu. - Chỉnh sửa cho phù hợp sau khi nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia.