Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án “Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án” được thực hiện trên cơ sở nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu tổng quan sau đây: GTVBQPPL của tịa án trên thế giới diễn ra như thế nào và bài học kinh nghiệm nào dành cho Việt Nam?

Dựa trên câu hỏi nghiên cứu tổng quát, luận án cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu chi tiết sau:

- Thứ nhất, bản chất của hoạt động GTVBQPPL của tịa án là gì và tại sao tịa án

phải GTVBQPPL?

- Thứ hai, hoạt động GTVBQPPL của tịa án các nước thuộc hệ thống Thơng luật

và Dân luật được thực hiện như thế nào?

- Thứ ba, hoạt động GTVBQPPL của tịa án Việt Nam được thực hiện như thế

nào?

- Cuối cùng, cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động GTVBQPPL của tịa án

Việt Nam dựa trên kinh nghiệm cĩ được từ các nước thuộc hệ thống pháp luật Thơng luật và Dân luật.

1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu sau đây được đưa ra trên cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án:

Giả thuyết thứ nhất: GTVBQPPL của tịa án là hoạt động của tịa án nhằm làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của các quy định trong các VBQPPL để chúng được hiểu và áp dụng thống nhất. GTVBQPPL của tịa án gắn liền với việc thực hiện chức năng xét xử và nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ cơng bằng, cơng lý và bảo vệ quyền con người của tịa án.

Giả thuyết thứ hai: Ở các nước thuộc hệ thống Thơng luật và Dân luật thì tịa án là chủ thể GTVBQPPL. GTVBQPPL ở các nước Thơng luật và Dân luật cĩ điểm chung và

đặc thù riêng; pháp luật và kinh nghiệm thực tế về GTVBQPPL của tịa án ở các nước này cĩ thể cung cấp kinh nghiệm hữu ích giúp nâng cao hiệu quả hoạt động GTVBQPPL của tịa án Việt Nam.

Giả thuyết thứ ba: Dù cĩ hay khơng cĩ thẩm quyền GTVBQPPL, các tịa án Việt Nam khơng thể nào bỏ qua hoạt động GTVBQPPL. GTVBQPPL của tịa án Việt Nam cĩ lẽ khơng diễn ra một cách chính thức và minh thị thể hiện qua các bản án cơng khai mà được triển khai xen lẫn với các hoạt động khác của tịa án, đặc biệt là TANDTC.

Giả thuyết thứ tư: Để nâng cao hiệu quả GTVBQPPL của tịa án Việt Nam, cĩ lẽ trước hết thẩm quyền GTVBQPPL theo vụ việc của tịa án cần được cơng khai thừa nhận. Từ xu hướng chung trong hoạt động GTVBQPPL của tịa án các nước Thơng luật và Dân luật, một bộ quy tắc về GTVBQPPL trong tương lai cĩ thể giúp thẩm phán Việt Nam GTVBQPPL một cách thống nhất, hợp lý và cơng bằng.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TỊA ÁN

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)