Đặc điểm hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

2.4. Đặc điểm hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án

2.4.1. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án cĩ giá trị pháp lý

Tịa án là cơ quan nhà nước nắm giữ quyền tư pháp, nên hoạt động GTVBQPPL của tịa án là hoạt động giải thích nhân danh cơng lý. Sản phẩm của hoạt động GTVBQPPL của tịa án được thể hiện chủ yếu qua nội dung các bản án, quyết định của tịa án. Trong một số trường hợp, hoạt động này thể hiện qua các VBQPPL hoặc các văn bản pháp luật khác nhằm hướng dẫn áp dụng hay giải đáp vướng mắc cho tịa án bên dưới trong quá trình áp dụng pháp luật. GTVBQPPL của tịa án do thẩm phán thực hiện trong quá trình xét xử cĩ giá trị bắt buộc thi hành ít nhất là đối với các bên liên quan trong vụ kiện. Nếu sản phẩm GTVBQPPL của tịa án trở thành án lệ thì hiệu lực của nĩ cĩ thể được mở rộng đến các bên cĩ liên quan trong các vụ việc cĩ tính chất tương tự xảy ra sau đĩ. Tuy nhiên, tùy theo bản chất án lệ của từng quốc gia mà kết quả giải thích chứa đựng trong án lệ cĩ tính ràng buộc hay chỉ cĩ tính tham khảo. Nếu VBQPPL được giải thích bởi chủ thể là tịa án, thường là tịa án tối cao (như Việt Nam) thơng qua việc ban hành một VBQPPL khác thì sản phẩm

giải thích cĩ giá trị pháp lý của pháp luật thành văn, tác động đến các chủ thể khác nhau trong xã hội. Như vậy, hoạt động GTVBQPPL của tịa án là hoạt động giải thích chính thức, cĩ giá trị ràng buộc ít nhất đối với các bên cĩ liên quan trong vụ việc.

2.4.2. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án gắn liền với những tình huống thực tế huống thực tế

Khác với cơ quan lập pháp cĩ thể chủ động giải thích các từ khĩ hiểu trong điều khoản giải thích được dự liệu trước, tịa án thường khơng GTVBQPPL một cách chủ động mà phải trên cơ sở giải quyết các vụ kiện phát sinh trên thực tế. GTVBQPPL của tịa án phản ánh lời giải của bài tốn thực tiễn dù đĩ là giải thích cá biệt hay giải thích mang tính quy phạm. Ví dụ để đảm bảo cho việc xét xử loại vụ việc nào đĩ được thống nhất, tịa án tối cao cĩ thể ban hành văn bản giải thích mang tính quy phạm để vạch ra đường lối xét xử và yêu cầu tịa án bên dưới khi xét xử vụ việc cĩ tình tiết tương tự phải tn theo cách giải thích đã được vạch ra. Nĩi cách khác, xét về mục đích thì hoạt động GTVBQPPL của tịa án luơn hướng đến việc áp dụng các quy định được giải thích vào vụ việc cụ thể.

Hoạt động GTVBQPPL theo vụ việc và áp dụng pháp luật của tịa án luơn cĩ mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và khơng thể tách biệt. Để áp dụng VBQPPL địi hỏi tịa án phải giải thích quy định cần áp dụng trong văn bản đĩ và GTVBQPPL là cơng đoạn khơng thể thiếu trong quá trình áp dụng VBQPPL của tịa án. Ngược lại, để giải thích một quy định thành văn địi hỏi tịa án phải đặt nghĩa dự định của quy định vào kết quả áp dụng của vụ việc cụ thể. Trong trường hợp kết quả giải thích của quy định dẫn đến kết quả áp dụng quy định đĩ vào vụ án khơng bình thường, thì thẩm phán phải xem lại lần nữa nghĩa

được dự định đĩ.189 Chính vì vậy, GTVBQPPL của tịa án để giải quyết vụ việc cụ thể

khơng chỉ dừng lại ở việc tìm nghĩa của quy định mà phải gắn với việc xác định phạm vi áp dụng, xem xét đến kết quả áp dụng của quy định trong vụ việc cụ thể đĩ.

Cũng chính đặc điểm gắn liền với việc giải quyết các tình huống thực tế khiến cho

hoạt động GTVBQPPL của tịa án được phân biệt với hoạt động quy định chi tiết. Nhu cầu GTVBQPPL của tịa án đối với điều khoản nào luơn phát sinh từ thực tế khi cĩ vụ việc xảy ra, trong khi đĩ nhu cầu quy định chi tiết cĩ thể được xác định từ đầu ngay khi quy định chung chung, thiếu chi tiết, thiếu cụ thể được ban hành và văn bản quy định chi tiết cĩ thể cĩ hiệu lực cùng lúc với văn bản được quy định chi tiết. Về bản chất, hoạt động GTVBQPPL của tịa án thuộc quy trình áp dụng pháp luật trong khi hoạt động quy định

chi tiết thuộc quy trình xây dựng pháp luật.190

Tịa án GTVBQPPL trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết các loại vụ việc rất đa dạng. Vì vậy, đối tượng của hoạt động GTVBQPPL của tịa án khơng giới hạn ở

189 Francis Bennion (2001), sđd số 12, tr.46.

những loại VBQPPL nhất định. Nếu như UBTVQH nước ta chỉ cĩ thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, luật và pháp lệnh thì đối tượng giải thích của tịa án phải là tất cả các VBQPPL cần áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể, kể cả VBQPPL của chính quyền địa phương.

2.4.3. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án cĩ tính sáng tạo

Như đã bàn luận, VBQPPL khơng thể dự liệu được tất cả tình huống cĩ thể xảy ra trong cuộc sống. Điều này cĩ nghĩa rằng bản thân pháp luật thành văn khơng thể chứa đựng đầy đủ giải pháp cho các vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tiễn. Các sự thiếu hụt như vậy thường được nhìn thấy khi cĩ vụ việc cụ thể được đem đến tịa. Cĩ quan điểm cho rằng việc đặt ra các quy định mới khơng được diễn đạt trong câu chữ của VBQPPL là sáng tạo

pháp luật và đã đi quá giới hạn của hoạt động giải thích.191 Tuy nhiên, theo tác giả luận án

thì GTVBQPPL, đặc biệt là GTVBQPPL của tồ án cĩ tính sáng tạo nhất định nhằm mục đích lấp các lỗ hổng pháp lý khi cần thiết. Khơng chỉ riêng các VBQPPL mà trong bất kỳ sự giao tiếp nào, người nĩi và người viết đều để lại khoảng trống cho việc hiểu ngầm vì họ

khơng thể nào trực tiếp diễn đạt hết những điều muốn giao tiếp bằng câu từ.192 Ví dụ với

quy tắc rằng vé vào cổng các viện bảo tàng được miễn phí cho trẻ em dưới 13 tuổi thì một người phải hiểu rằng trẻ em 14 tuổi cần cĩ vé để vào cổng. Tương tự với quy định các cửa hàng phải đĩng cửa trước 10 giờ tối, thì một cửa hàng nào đĩ khơng thể đĩng cửa trước 10 giờ tối và sau vài phút lại mở ra để bán tiếp. Do đĩ, để tìm nghĩa của quy tắc pháp lý chỉ được diễn đạt một phần, đặc biệt trong điều kiện xã hội luơn thay đổi thì tịa án sẽ giải

quyết vấn đề thiếu hụt của VBQPPL bằng cách giải thích phi văn phạm.193 Cụ thể, tịa án

cĩ thể xem xét, tìm kiếm ý định, mục đích của nhà làm luật ẩn đằng sau câu chữ của quy định hoặc dựa trên các quy định khác điều chỉnh trường hợp tương tự, dựa trên tinh thần, nguyên tắc chung của pháp luật, tập quán, đạo đức, lẽ cơng bằng… để bù đắp sự thiếu hụt khơng thể tránh khỏi của pháp luật thành văn.

Bên cạnh đĩ, GTVBQPPL của tịa án khơng chỉ gắn liền với hoạt động áp dụng pháp luật mà cịn phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ cơng bằng, cơng lý. Điều này địi hỏi trong quá trình GTVBQPPL thẩm phán phải đặt kết quả giải thích vào kết quả giải quyết vụ việc. Khi giải thích thẩm phán khơng thể đọc câu chữ đơn thuần hay chỉ tìm ý định của chủ thể ban hành mà phải quan tâm đến quan niệm chung của xã hội, giá trị đạo lý, nguyên tắc chung của pháp luật. Thực hiện điều này xuất phát từ bản chất của pháp luật, pháp luật vốn khơng phải là sản phẩm chủ quan của giai cấp nắm giữ quyền lực nhà nước mà cịn là sản phẩm khách quan của xã hội. Ở gĩc độ này, pháp luật thực sự phải là pháp luật phù hợp với tự nhiên, pháp luật chính là cơng lý. Tính sáng tạo trong hoạt động GTVBQPPL

191 Aharon Barak (2005), sđd số 22, tr.135.

192 L.H. Hoffman (1997), “The Intolerable Wrestle with Words and Meanings”, South African Law Journal, Vol. 114, Issue 4, tr. 662 trích bởi Aharon Barak (2005), sđd số 22, tr.6.

của tịa án khơng phải làm cho tịa án tùy tiện hay lạm quyền lập pháp, trái lại giúp cho tịa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơng bằng, cơng lý.

Ở các nước theo hệ thống Thơng luật, cĩ sự phân biệt giữa hoạt động giải thích mang tính kỹ thuật (Interpretation) với hoạt động giải thích cĩ tính sáng tạo của thẩm phán

(Construction). Trong tiếng Anh, interpretation hoặc construction đều được hiểu là giải

thích, trong khi interpretation thiên về giải thích mang tính văn phạm thì danh từ

construction cĩ hai nghĩa xuất phát từ hai động từ: thứ nhất là giải thích (Construe) và thứ hai là xây dựng (Construct). Construction là hoạt động giải thích mang tính xây dựng, thiết

lập hay sáng tạo pháp luật với các nguyên liệu như tập quán, đạo đức hay lẽ cơng bằng…194

Tuy nhiên, kể cả ở quốc gia cĩ truyền thống án lệ thì sự phân biệt giữa hai loại giải thích này cũng chưa bao giờ được phản ánh trong các văn bản chính thức của nhà nước. Trên

thực tế, hai thuật ngữ này cũng thường được sử dụng như từ đồng nghĩa.195 Ví dụ trong

Luật giải thích năm 1978 (Interpretation Act 1978) của Anh cũng đề cập đến giải thích

sáng tạo (construction).196

Như vậy, khơng phải mọi hoạt động GTVBQPPL của tịa án đều cĩ tính sáng tạo, thẩm phán chỉ thực hiện điều này khi phải giải quyết các vụ việc mới khơng cĩ quy định điều chỉnh hoặc khi cần cập nhật quy định khơng cịn phù hợp tránh việc áp dụng chúng

vào vụ việc cụ thể sẽ dẫn đến kết quả bất cơng.197 Trong trường hợp sản phẩm GTVBQPPL

trở thành án lệ, tính sáng tạo trong GTVBQPPL của tịa án được thể hiện rõ hơn vì khi đĩ các quy tắc do thẩm phán thiết lập được lấy làm căn cứ để giải quyết những vụ việc tương tự sau này.

2.4.4. Giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tịa án mang tính kỹ thuật, tính chun mơn cao mơn cao

Vì GTVBQPPL được xem là hoạt động hợp lý, khơng mang tính ngẫu nhiên như việc tung một đồng xu nên để tiến hành cơng việc này một cách hiệu quả người giải thích phải dựa trên những học thuyết, căn cứ, nguyên tắc và phương pháp nhất định. Cụ thể hơn người giải thích cần cĩ những kiến thức, kỹ năng về việc vận dụng các yếu tố khác nhau (cĩ hoặc khơng cĩ giá trị pháp lý) làm căn cứ để giải thích như các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật, đạo đức, tập quán, tơn giáo, thậm chí là pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia khác. Do đĩ, để thực hiện tốt cơng việc này người tiến hành giải thích cần phải cĩ được sự đào tạo, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng cĩ liên quan để thực hiện, cũng như tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động trao đổi, học tập lẫn nhau. Hoạt động

194 Antonin Scalia và Bryan A. Garner (2012), sđd số 47, tr.14.

195 Antonin Scalia và Bryan A. Garner (2012), sđd số 47, tr.15.

196 Liên quan đến sự phân biệt giữa interpretation và construction xem thêm Oliver Jones và Bennion (2013), sđd số 51, tr. 4.

GTVBQPPL của tịa án gắn liền với các tranh chấp pháp lý thực tế nên thơng thường các bên tranh chấp luơn cĩ lý lẽ để bảo vệ cách hiểu một quy định nào đĩ theo hướng cĩ lợi cho mình. Chính điều này càng địi hỏi tịa án phải cĩ kỹ năng, cĩ chuyên mơn để thể hiện hoạt động giải thích của mình sao cho hợp lý và thuyết phục.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích văn bản quy phạm pháp luật của tòa án (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)