CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2.2. Bệnh nhân có đột biến lệch khung dịch mã (frame shift)
* Đột biến p.Val714* (c.2139delA)
Khi tiến hành giải trình tự tồn bộ gen RB1 cho các bệnh nhân UNBVM nhóm nghiên cứu phát hiện đột biến mất 1 nucleotid A tại vị trí 2139 trên trình tự cDNA ở BN RB70, bệnh nhân này bị bệnh thể hai mắt. Hệ quả của đột biến mất 1 nucleotid này làm thay đổi khung dịch mã, chuyển mã bộ ba GTG mã hóa cho axit amin Valine thành mã bộ ba kết thúc sớm TGA (stop codon). Đây là đột biến dị hợp tử trên exon 21 thuộc vùng B của proteinRB, vùng mã hóa này có tính bảo tồn cao trên proteinRB. Ngồi ra proteinRB thay vì có 982 axit amin thì chỉ cịn 714 axit amin làm proteinRB bị cắt ngắn và mất chức năng từ đó gây bệnh UNBVM. Đột biến này đã được Houdayer và cộng sự báo cáo 2004 trên bệnh nhân Pháp, thể bệnh hai mắt và do đột biến dòng tế bào gốc [64].
* Đột biến p.Ile124Argfs*6 (c.371_372delTA)
Khi tiến hành giải trình tự tồn bộ gen RB1 cho các bệnh nhân UNBVM nhóm nghiên cứu phát hiện đột biến xóa 2 nucleotid Tvà A tại vị trí 371 và 372 trên trình tự cDNA ở hai bệnh nhân RB57 và RB62. Hệ quả của đột biến xóa 2 nucleotid này là sự thay đổi khung dịch mã, biến đổi axit amin thứ 124 từ Isoleuxine thành Argine và tạo mã kết thúc sớm sau 6 codon kế tiếp. Đây là đột biến dị hợp tử trên exon 3, proteinRB bị dừng mã hóa chỉ có 130 axit amin thay vì đầy đủ 928 axit amin dẫn đến proteinRB bị cắt ngắn gây nên mất
chức năng và gây bệnh UNBVM. Hai bệnh nhân này đều bị bệnh thể hai mắt và có yếu tố gia đình là bố bị bệnh thể một mắt.
Đột biến này đã được báo cáo bởi tác giả Abidi và cộng sự vào năm 2011 trên bệnh nhân Maroc cũng ở thể hai mắt và đột biến dòng tế bào gốc [83].
* Đột biến p.The345Serfs*6 (g.64424delCT, c1034- 1035delCT)
Bằng kỹ thuật giải trình tự gen, nhóm nghiên cứu phát hiện đột biến xóa 2 nucleotid C, T tại vị trí 1034 và 1035 trên trình tự cDNA ở bệnh nhân mã số RB79. Hậu quả của đột biến xóa 2 nucleotid này là sự thay đổi khung dịch mã, biến đổi axit amin thứ 345 từ Theolin thành Serin và tạo mã kết thúc sớm sau 6 codon kế tiếp. Đây là đột biến dị hợp tử trên exon 10, proteinRB bị dừng mã hóa chỉ có 351 axit amin thay vì đầy đủ 928 axit amin dẫn đến proteinRB bị cắt ngắn gây nên mất chức năng và gây bệnh UNBVM. Bệnh nhân này bị bệnh thể hai mắt. Đây là một đột biến chưa được công bố trên cơ sở dữ liệu của thế giới. Đột biến này đã được phân tích trên phần mềm MutationTaster và Polyphen-2 để xác định khả năng gây bệnh. Kết quả dự đốn đột biến này có khả năng gây bệnh, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn cần có nghiên cứu thực nghiệm trên tế bào hoặc động vật thực nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của đột biến tới chức năng của protein.
Đột biến p.Pro232Serfs*8
Bằng kỹ thuật giải trình tự trên tồn bộ gen RB1, nhóm nghiên cứu đã phát hiện bệnh nhân mã số RB50 có đột biến dị hợp tử c.693-694insT trên Exon 7, đây là đột biến thêm nucleotide T vào giữa vị trí 693 và 694 trên trình tự cDNA. Đột biến này gây biến đổi axit amin tại vị trí 232 từ Prolin thành Serin và gây lệch khung tạo mã kết thúc sớm tại vị trí axit amin thứ 8 tính từ điểm đột biến. Đây là một đột biến chưa được công bố trên cơ sở dữ liệu của thế giới. Đột biến này đã được phân tích trên phần mềm MutationTaster và Polyphen-2 để xác định khả năng gây bệnh. Kết quả dự đốn đột biến này có
khả năng gây bệnh, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn cần có nghiên cứu thực nghiệm trên tế bào hoặc động vật thực nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của đột biến tới chức năng của protein.
* Đột biến p.Gly893Serfs*24
Bằng kỹ thuật giải trình tự tồn bộ gen RB1, nhóm nghiên cứu đã phát
hiện bệnh nhân mã số RB66 có đột biến dị hợp tử đột biến c.2677insT trên Exon 26, là đột biến thêm nucleotide T vào vị trí 2677 trên trình tự cDNA. Đột biến này gây biến đổi acid amin tại vị trí 893 từ Glycin thành Serin và gây lệch khung tạo mã kết thúc sớm tại vị trí axit amin thứ 24 tính từ điểm đột biến. Đây là một đột biến chưa được công bố trên cơ sở dữ liệu của thế giới. Đột biến này đã được phân tích trên phần mềm MutationTaster và Polyphen-2 để xác định khả năng gây bệnh. Kết quả dự đốn đột biến này có khả năng gây bệnh, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn cần có nghiên cứu thực nghiệm trên tế bào hoặc động vật thực nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của đột biến tới chức năng của protein.