Phân loại giải phẫu bệnh của khố iu theo TNM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân u nguyên bào võng mạc (Trang 65 - 68)

Phân loại khối u Mắt bệnh Tỷ lệ % (n= 38)

Pt1 6 15,8 Pt2 Pt2a 13 34,2 57,9 Pt2b 9 23,7 Pt3 Pt3a 3 7,9 21 Pt3b 5 13,2 Pt4 Pt4a 1 2,6 5,3 Pt4b 1 2,6 Tổng 38 100

Nhận xét: Kết quả giải phẫu bệnh phân loại khối u theo TNM thì giai đoạn

Pt2 chiếm 22 mắt (57,9% bao gồm cả Pt2a, Pt2b), sau đó đến giai đoạn Pt3 có 8 mắt (21,1%), giai đoạn Pt1 có 15,8%. Giai đoạn Pt4 chỉ có 2 mắt.

3.2. Kết quả phân tích đột biến gen RB1

3.2.1. Kết quả tách chiết DNA

DNA của các bệnh nhân, và nhóm chứng được tách chiết theo quy trình phenol/chloroform. Sau khi tách chiết, các mẫu DNA được kiểm tra nồng độ, độ tinh sạch bằng phương pháp đo mật độ quang trên máy Nano-drop. Tất cả mẫu DNA được tách chiết có độ tinh sạch cao với tỷ số mật độ quang ở bước sóng 260/280nm nằm trong khoảng 1,72,0, nồng độ DNA sau khi tách chiết đạt 50 -100ng/µl, đạt yêu cầu để tiến hành phản ứng PCR khuếch đại gen RB1.

3.2.2. Kết quả xác định đột biến gen RB1

3.2.2.1. Kết quả chạy PCR khuếch đại các vùng exon của gen RB1

Sử dụng 27 cặp mồi đặc hiệu để khuyếch đại toàn bộ 27 exon của gen

RB1. Kích thước của các sản phẩm PCR trong khoảng 250550 bp. Sản phẩm khuyếch đại được điện di trên gel agarose 1,5%.

Hình ảnh minh họa kết quả PCR khuếch đại exon 3 và exon 8 của gen RB1

Hình 3.3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR exon 3 của gen RB1.

(+) mẫu đối chứng dương; (-) mẫu chứng âm; (1-9) mẫu bệnh nhân

(MK) Marker Ф174.

Hình 3.4. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR exon 8 (B) của gen RB1.

(+) Mẫu đối chứng dương; (-) mẫu chứng âm; (1-9) mẫu bệnh nhân

(MK) Marker Ф174.

Nhận xét: Sản phẩm PCR thu được chỉ có 1 băng đặc hiệu, rõ nét, khơng có sản phẩm phụ. Sản phẩm khuếch đại PCR đảm bảo cho phản ứng giải trình tự tiếp theo để phát hiện đột biến điểm.

3.2.2.2. Kết quả xác định đột biến điểm bằng kỹ thuật giải trình tự gen

Sản phẩm PCR tiếp tục được giải trình tự gen để phát hiện đột biến. Kết quả cho thấy ở cả DNA của mẫu đối chứng và mẫu bệnh nhân hình ảnh giải trình tự gen rõ ràng. Ở mẫu bệnh nhân phát hiện được một số dạng đột biến. Kết quả cho thấy có 24/43 (58%) trường hợp phát hiện có đột biến gen RB1. Trong số các đột biến đã được phát hiện có 10 đột biến đã được

cơng bố trong ngân hàng dữ liệu GeneBank và LOVD: c.2664-10T>A, c.861G>A, c.2211+1G>A, c.265-1G>T, c.1333-2A>G, c.2520+1_2520+4del, p.Trp99X, p.Ile124Argfs*6, p.Val714*, p.Tyr651X. Cịn lại có 07 đột biến mới chưa được cơng bố trên các tài liệu quốc tế: bao gồm 04 đột biến lệch khung dịch mã: p.Thy345Argfs*6, p.Pro232Serfs*8, p.893Glyfs24*, c.1312delT , 03 đột biến sai nghĩa: p.Trp681Cys, p.Phe162Tyr, p.Ser402Thr,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đột biến gen RB1 và mối liên quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân u nguyên bào võng mạc (Trang 65 - 68)