Thời gian từ lúc ghép xương đến khicấy ghép implant

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phẫu thuật ghép xương ổ răng ở bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 118 - 121)

- Implant thất bại:khi implant có một trong những dấu hiệu sau: (1) đau kh

4.5.4. Thời gian từ lúc ghép xương đến khicấy ghép implant

Ghép xương thì hai thường được can thiệp ở giai đoạn hàm răng hỗn hợp khi trẻ từ 7 đến 12 tuổi (răng nanh chưa mọc) nhằm mục tiêu phục hồi sống hàm, ổn định cung răng, sau đó, chỉnh nha để di chuyển răng 2 hoặc răng 3 vào vùng xương ghép. Nếu trong trường hợp khơng có răng cửa bên hay vì một lý do nào đó khơng thể di chuyển răng nanh vào vùng xương ghép để đóng khoảng thì có thể thực hiện hàm giả tháo lắp, cầu răng cố định hay răng trên implant. Tuy nhiên, việc chỉnh nha di chuyển răng 3 vào khe hở thay thế răng 2 đôi khi khơng đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ vì có sự khác biệt về hình thể giữa răng 2 và răng 3. Ngoài ra, khi răng 3 thay thế răng 2 thì sẽ khơng cịn sự hiện diện của răng 3 hướng dẫn cho hoạt động chức năng của hàm dưới, có thể ảnh hưởng đến khớp cắn và khớp thái dương hàm. Do vậy, răng trên implant khơng những đem lại lợi ích về phương diện ổn định xương ghép mà cịn có lợi về phương diện khớp cắn (Takadashi 2001 [Error: Reference source not found], Dempf 2002 [Error: Reference source not found]). Tuy nhiên, theo Lekholm (1993) chống chỉ định cấy ghép implant cho trẻ trước và

trong giai đoạn bùng phát tăng trưởng [Error: Reference source not found], nghĩa là muốn cấy implant phải chờ trẻ hết giai đoạn bùng phát tăng trưởng (trên 16 tuổi) vì implant như một răng bị cứng khớp, trong khi sự phát triển của răng cạnh implant vẫn tiếp diễn theo chiều dọc làm cho cạnh cắn của răng trên implant thấp hơn so với răng bên cạnh, gây mất thẩm mỹ [Error: Reference source not found]. Do vậy, từ khi ghép xương ở giai đọan hàm răng hỗn hợp đến khi cấy implant ở giai đoạn kết thúc bùng phát tăng trưởng quá dài (4-5 năm) nên dẫn đến sự tiêu xương và cần ghép bổ sung xương khi cấy ghép implant hay thậm chí là cần ghép xương lại trước khi cấy ghép implant.

Nghiên cứu của Takadashi (1999) [Error: Reference source not found] ghép xương cho 93 bệnh nhân có tuổi trung bình là 11 tuổi, với 101 khe hở sử dụng xương ghép mào chậu.Kết quả xương ghép đủ điều kiện để cấy implant trong vòng 6 tháng sau ghép xương là 90% trường hợp, từ 6 đến 24 tháng là 80% trường hợp, trên 24 tháng là 44% trường hợp và trên 5 năm còn khoảng 40% trường hợp. 24 tháng sau ghép xương, độ rộng xương huyệt răng trung bình nhỏ hơn 4mm, gây khó khăn cho cấy implant. Nghiên cứu này kết luận rằng cầu xương tiêu đáng kể sau 24 tháng và không nên cấy implant quá 2 năm sau khi ghép xương. Ngoài ra, Van der Meji (1994) cũng ủng hộ quan điểm trên và cho rằng xương ghép sẽ bị tiêu theo ba chiều không gian, nhất là giảm chiều cao sẽ ảnh hưởng đến việc cấy ghép implant nếu kéo dài thời gian từ khi ghép xương đến khi cấy ghép implant[Error: Reference source not found].

Chiều cao của cầu xương không những bị ảnh hưởng bởi thời gian từ lúc ghép xương đến khi cấy implant mà còn bị ảnh hưởng bởi độ tuổi ghép xương. Ghép xương trong giai đoạn hàm răng hỗn hợp trước khi răng nanh mọc cho kết quả tốt hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi hơn do hoạt động sinh xương ở bệnh nhân trẻ tuổi tốt hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi [Error:

Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Ngoài ra, độ rộng của khe hở, sự hiện diện của mô mềm, vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng đến kết quả ghép xương và chiều cao cầu xương.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số trường hợp đầu tiên cấy ghép implant ở thời điểm 6 tháng sau ghép xương, nhưng trong khi bóc tách vạt chuẩn bị cấy implant, chúng tơi phát hiện đã có sự tiêu xương ghép. Do vậy, chúng tôi đã điều chỉnh thời điểm cấy ghép implant là 4 tháng sau ghép xương. Thời điểm này phù hợp với nghiên cứu của Kearns (1997) [Error: Reference source not found] là từ 4 đến 6 tháng, nếu thời gian lâu hơn sự tiêu xương sẽ xảy ra và có thể sẽ khơng đủ thể tích xương để cấy ghép implant (Takadashi 1991) [Error: Reference source not found].

Mặt khác, theo một nghiên cứu mô học của Iino (2000) [Error: Reference source not found] trong 5 bệnh nhân ghép xương xốp mào chậu. Mẫu xương làm mô học được lấy từ 5 đến 10 tháng sau phẫu thuật. Ở thời điểm lấy mẫu mơ học, phát hiện có sự hình thành xương mới và khơng phát hiện được ranh giới giữa vùng xương ghép và vùng nhận ghép. Kết quả sự trưởng thành của xương ghép mào chậu khoảng 5-6 tháng sau phẫu thuật. Ngồi ra, nghiên cứu thử nghiệm mơ học sau 6 tháng ghép xương xốp mào chậu trên chó của Marx (1984) cho thấy có sự lấp đầy xương bè khống hóa tốt và xương tủy tạo máu trong vùng khe hở [Error: Reference source not found]. Từ những nghiên cứu mô học này, nghiên cứu của Kearn (1997) [Error: Reference source not found] và hiện tượng tiêu xương khi bóc tách vạt chuẩn bị cấy implant trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã điều chỉnh thời điểmcấy implant sau phẫu thuật ghép xương khe hở huyệt rănglà 4 tháng vì trong giai đoạn này xảy ra hoạt động tạo xương mới, xương bè đi vào giai

đoạn trưởng thành sẽ hỗ trợ cho sự tích hợp xương của implant; đồng thời, cấy ghép implant sớm cũng giúp hạn chế sự tiêu xương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phẫu thuật ghép xương ổ răng ở bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w