Các vấn đề trong phẫu thuật nội soi bệnh ống động mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cặp ống động mạch bằng clip ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Điều trị ngoại khoa

1.4.6. Các vấn đề trong phẫu thuật nội soi bệnh ống động mạch

Phẫu thuật là chỉ định quan trọng trong điều trị CODM. Phương pháp truyền thống bao gồm: thắt ống, cắt ống, khâu che phủ lỗ và clip ODM; mỗi phương pháp phẫu thuật đều phải dựa trên kích thước của ống và kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên.

Phương pháp phẫu thuật nội soi vẫn cịn nhiều tranh cãi với hàng loạt các báo cáo cho thấy lợi ích rất ít trong việc rút ngắn thời gian nằm viện, giảm giá thành điều trị so với tác hại của việc làm tổn thương các cơ trong mổ mở. Do đĩ, cả hai kỹ thuật này đều được chấp nhận như nhau, tùy thuộc vào lựa chọn và sở thích của bác sĩ ngoại khoạ

Lợi điểm của đĩng ống bằng dù đã thay đổi thái độ về quản lý bệnh ống động mạch ở hầu hết các trung tâm tim mạch. Đến nay, phương pháp đặt dù được chấp nhận trên hầu hết các nước cĩ thể áp dụng cách điều trị nàỵ

Dụng cụ vén phổi

Dụng cụ clip

Hiệu quả của việc đặt dù khơng tương ứng ngay với phương pháp mổ. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ khơng ngừng, nĩ dường như là phương pháp ít xâm lấn hơn, giá thành thấp hơn cĩ thể thay thế cách mổ truyền thống đối với những bệnh nhân thơng thường.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật nội soi cĩ ưu điểm là tiến hành hầu hết trên các trường hợp với giá thành thấp, thời gian nằm viện khơng dài, giá trị thẩm mỹ [56],[ 90],[91],[92],[93],[94],[95]. Tuy vậy, thì phương pháp này cũng cịn nhiều hạn chế của nĩ như: cần người cĩ kinh nghiệm, dễ gây tổn thương dây thần kinh thanh quản, các tai biến do phẫu thuật lồng ngực, chỉ cĩ thể áp dụng ở những trung tâm lớn, cĩ kinh nghiệm, cĩ khả năng gây mê một phổi, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh thì vấn đề này càng trở nên khĩ khăn. Mặc dù cĩ rất nhiều cải tiến về kỹ thuật tuy nhiên tỷ lệ shunt tồn lưu vẫn cịn lên đến 12% theo các báo cáo trên thế giới [13],[56],[90],[91],[92],[93],[96],[97].

Esfahanizadeh năm 2013 báo cáo nghiên cứu tiến cứu trên 135 trường hợp dưới 12 tuổi cho thấy, PTNS làm giảm thời gian thở máy, giảm số lượng dẫn lưu ngực phải đặt, và cho kết quả tốt đối với phục hồi sau mổ trên tất cả các bệnh nhân.

Vanamo năm 2006 nghiên cứu nhĩm bệnh nhân mổ nội soi và mổ mở thấy thời gian mổ, thời gian nằm hồi sức, thời gian rút dẫn lưu và thời gian nằm viện ngắn hơn nhĩm mổ mở [69].

Rukholm năm 2012 nghiên cứu về liệt dây thần kinh thanh quản quặt ngược sau mổ thấy nhĩm bệnh nhân mổ mở cĩ 18% trường hợp, trong khi nhĩm bênh nhân mổ nội soi khơng cĩ biểu hiện biến chứng này [98].

Hai nghiên cứu lớn của Nezafati (2000 bệnh nhân) và của Villa (700 bệnh nhân) đều cho kết quả tương tự nhau: thời gian mổ ngắn, tỷ lệ tử vong thấp và tỷ lệ biến chứng thấp trong phẫu thuật nội soi [99],[65].

Năm 1959 tại Bệnh viện Việt - Đức Hà Nội, phẫu thuật thắt ống động mạch được thực hiện thành cơng. Trước năm 1972 chỉ định mổ rất giới hạn, kỹ thuật chủ yếu vẫn là thắt ống với đường mở ngực sau - bên. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 26,18%, tỷ lệ tử vong gần 6% [29],[100].

Hiện nay ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị cịn ống động mạch là phương pháp mới, chưa được ứng dụng nhiềụ Cao Đằng Khang và cộng sự đã báo cáo phẫu thuật thành cơng lần đầu tiên trên 15 trẻ lớn năm 2008, khơng cĩ trẻ sơ sinh [13]. Tại viện Nhi Trung Ương, chúng tơi đã tiến hành phẫu thuật này từ năm 2012. Tuy vậy, chưa cĩ một nghiên cứu nào về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhĩm trẻ phẫu thuật nội soi, hơn nữa kỹ thuật vẫn cịn là một thách thức vì vấn đề kỹ thuật mổ, gây mê, hồi sức trước, trong và sau mổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cặp ống động mạch bằng clip ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)