Đặc điểm lâm sàng triệu chứng lo âu trong RLLALT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 28 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT

1.2.2. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng lo âu trong RLLALT

1.2.2.1. Đặc điểm mức độ và khả năng kiểm soát lo lắng

Lo lắng quá mức. Lo âu biểu hiện bằng tình trạng tăng lo lắng hơn mức

bình thường xuất hiện lặp đi, lặp lại những suy nghĩ, phán đốn, suy luận khơng có căn cứ, khơng rõ ràng, khơng chắc chắn về kết quả hơn mức bình thường. Người bệnh thường xuyên đặt ra các câu hỏi và không chắc chắn câu trả lời. Mức độ lo lắng có thể được gia tăng khi có sự khuếch đại sự liên tưởng, suy luận khi có căng thẳng. Nghiên cứu Hirsch và cộng sự khi đo lường mức độ lo lắng bằng bộ câu hỏi đánh giá lo lắng (PSWQ) đã cho thấy điểm số trung bình ở bệnh nhân RLLALT cao hơn rõ rệt so với điểm số trung bình ở người bình thường và lo lắng ở bệnh nhân rối loạn hoảng sợ [85]. Một nghiên cứu khác của Chelminski sử dụng bộ câu hỏi đánh giá lo lắng (PSWQ) và cũng cho kết quả điểm số trung bình của lo lắng trong RLLALT là 67.7 cao hơn điểm số trung bình lo lắng trong các nhóm rối loạn ám ảnh sợ xã hội, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn ám ảnh nghi thức chỉ khoảng 54,8 – 57,1 [86].

Khó kiểm sốt lo lắng. Với những người bình thường, khi lo lắng tăng

lên thì ln nhận thức được đang lo lắng quá mức và có thể giảm hoặc dừng sự lo lắng. Với bệnh nhân RLLALT, một số không nhận thức được đang lo lắng quá mức, luôn tin rằng kết quả sẽ xảy ra đúng với suy đốn, do đó lo lắng tự diễn ra, nhân lên trong suy nghĩ. Một số khác nhận thức được đang lo lắng quá mức, khơng chắc chắn về kết quả suy đốn nhưng khơng kiểm sốt lo lắng và cũng để lo lắng tự diễn ra.

Khó kiểm sốt chú ý. Bệnh nhân RLLALT khó tập trung chú ý vào vấn

đề khác ngoài vấn đề lo lắng. Trong trường hợp RLLALT mức độ nặng, việc chú ý vào vấn đề khác là khó khăn và gần như khơng thể. Sự chú ý của bệnh nhân thường cố định vào dòng suy nghĩ lo lắng. Mức độ lo lắng càng cao thì bệnh nhân càng chú ý vào vấn đề lo lắng. Hirsch và cộng sự cho biết bệnh nhân

RLLALT không thể tập trung chú ý vào vấn đề khác ngoài vấn đề đang lo lắng [85]. Nghiên cứu của Armstrong khi đo lường mức độ tập trung, chú ý bằng

thang đánh giá mức độ kiểm soát chú ý (ACS) cho thấy điểm số trung bình chú ý của bệnh nhân RLLALT thấp hơn nhiều so với người bình thường [87]. Bên cạnh đó, bệnh nhân RLLALT khó hoặc khơng thay đổi được chú ý, khó kiểm sốt chú ý, không thể chuyển hướng được lo lắng sang vấn đề khác. Với những bệnh nhân RLLALT mức độ nhẹ và vừa, có thể chuyển chủ đề lo lắng sang chủ đề khác được nhưng khó khăn hơn trước. Hirsch cho biết bệnh nhân RLLALT khó chuyển được chủ đề, ít có khả năng kiểm sốt chú ý hơn những người bình thường [85]. Nghiên cứu của Armstrong và cộng sự khi đo lường

mức độ thay đổi chú ý bằng thang đánh giá mức độ kiểm soát trung chú ý

(ACS) đã cho thấy điểm số trung bình của thay đổi chú ý ở bệnh nhân RLLALT thấp hơn nhiều so với người bình thường [87].

1.2.2.2. Đặc điểm về nội dung của triệu chứng lo âu trong RLLALT

Nội dung của triệu chứng lo âu ở bệnh nhân RLLALT có xu hướng lan rộng, ít khư trú vào một vấn đề cụ thể. Vấn đề lo âu thường là những vấn đề nhỏ, lặt vặt, các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày. Dugas cho biết nội dung lo âu về gia đình hoặc các mối quan hệ trong gia đình chiếm tỉ lệ đến 70% [88]. Một số nghiên cứu khác cho kết quả nội dung lo âu bao gồm các vấn đề về sức khỏe, bệnh tật (30,6%), công việc (30,4%), trường học (36,6%), kinh tế (10,8%) và các mối quan hệ xã hội (25,2% - 31,3%) [89], [90], [91]. Điểm đặc biệt là bệnh nhân RLLALT thường lo lắng về các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai hơn là xảy ra ngay lập tức [88].

1.2.2.3. Đặc điểm về thời gian và tính chất xuất hiện của triệu chứng lo âu trong RLLALT

Lo âu trong RLLALT xuất hiện với tính chất từ từ, dao động ít nhất 1 lần trong ngày, mỗi lần xuất hiện kéo dài từ vài phút đến 1 giờ, xuất hiện bất

kỳ trong ngày, thường xuất hiện nặng nhất vào buổi sáng và buổi tối, xuất hiện hầu hết các ngày trong tuần và kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Trong những trường hợp nặng, lo âu xuất hiện liên tục và kéo dài trong cả ngày. Khi các vấn đề gây lo lắng khơng cịn thì lo âu vẫn khơng hết [14],[91]. Tính chất xuất hiện và thời gian kéo dài của triệu chứng lo âu trong RLLALT là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt RLLALT với rối loạn hoảng sợ, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn ám ảnh nghi thức, rối loạn ám ảnh sợ xã hội và các rối loạn lo âu khác.

Lo âu trong rối loạn hoảng sợ có sự khác biệt rõ nét về thời gian và

tính chất xuất hiện. Triệu chứng lo âu trong rối loạn hoảng sợ xuất hiện với tính chất cơn, kéo dài khoảng từ vài phút đến 1 giờ. Giữa các cơn, triệu chứng lo âu có thể dao động hoặc liên tục, xuất hiện vài ngày trong tuần và kéo dài trong khoảng thời gian 1 tháng [92].

Lo âu trong rối loạn stress sau sang chấn thường xuất hiện ở người trải

qua stress mạnh, với tính chất cơn khi có các yếu tố khêu gợi sang chấn kèm tê cóng cảm xúc, thời gian kéo dài bất kỳ, có thể xuất hiện vài ngày trong tuần, kéo dài trên 1 tháng hoặc hơn [92].

Lo âu trong ám ảnh sợ xã hội xuất hiện với tính chất dao động, có thể

liên tục, mỗi lần xuất hiện kéo dài từ vài phút đến 1 giờ, xuất hiện vài ngày hoặc liên tục các ngày trong tuần và kéo dài trong thời gian 6 tháng hoặc hơn [92]. Có thể thấy đặc điểm về thời gian và tính chất xuất hiện của 2 rối loạn phần lớn là giống nhau. Sự khác nhau cốt lõi là rối loạn ám ảnh sợ xã hội có thể xuất hiện từng cơn liên quan đến tình huống. Bệnh nhân biết nỗi lo là vô lý nhưng không gạt bỏ được.

Lo âu trong rối loạn ám ảnh nghi thức xuất hiện với tính chất cơn, mỗi

cơn kéo dài hơn 1 giờ mỗi ngày, xuất hiện đa số các ngày trong tuần và kéo dài ít nhất 2 tuần [14],[92]. Lo âu được giải tỏa bằng các nghi thức đặc trưng cho mỗi bệnh nhân, mỗi tình huống.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)