Hạch hạnh nhân Vùng dưới đồi
Hệ thần kinh tự chủ
Thần kinh
giao cảm Thần kinh đối giao
cảm ptide
Triệu chứng của RLLALT
Liệu pháp thư giãn luyện tập:
- Luyện thư giãn - Luyện thở - Luyện tư thế Vỏ não trước trán Hồi hải mã
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân nam và nữ được chẩn đoán RLLALT điều trị nội trú tại Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân nghiên cứu đủ các tiêu chí của tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1) theo tiêu chuẩn chẩn đốn của ICD 10.
Có thơng tin đầy đủ (về hành chính, tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, các thông số cận lâm sàng) cho đến khi kết thúc nghiên cứu.
Tham gia đủ 20 buổi tập trong thời gian 4 tuần.
Chấp nhận không sử dụng các thuốc điều trị RLLALT.
* Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có bệnh lý thực thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng não, tổn thương thực thể não kèm theo.
Những bệnh nhân nghiện chất, lạm dụng chất.
Những bệnh nhân không thực hiện được liệu pháp thư giãn – luyện tập hoặc không tham gia đủ 20 buổi tập trong thời gian 4 tuần.
Có sử dụng các thuốc điều trị RLLALT trong thời gian nghiên cứu.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian: từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2017.
Địa điểm: Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Đây là cơ sở đào tạo chính của Bộ mơn Tâm thần, Trường đại học Y Hà Nội.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu 1, nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
Mục tiêu 2, nghiên cứu sử dụng phương pháp can thiệp lâm sàng, theo dõi điều trị trong thời gian một tháng, so sánh trước và sau điều trị.
2.3.2. Cỡ mẫu
Mục tiêu 1: nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa nên
chúng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên theo cơng thức mơ tả:
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu.
p: triệu chứng có tỉ lệ thấp nhất trong nhóm triệu chứng của RLLALT (triệu chứng cảm giác kim châm là 22,2% trong nghiên cứu Naomi Breslau) [148].
Δ: độ chính xác mong muốn (= 6,5).
α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05, ứng với độ tin cậy là 95%. Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị (α = 0,05).
Z2(1- /2) = 1,962
Thay vào công thức, cỡ mẫu được chọn tối thiểu là 158 bệnh nhân. Tính thêm tỉ lệ bỏ cuộc trong nghiên cứu 10% thì cỡ mẫu cho nghiên cứu khoảng 173 bệnh nhân. Trong nghiên cứu này có 170 bệnh nhân đáp ứng đủ
tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Mục tiêu 2: nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bằng liệu pháp thư giãn –
luyện tập trên bệnh nhân RLLALT nên chúng tôi chọn mẫu thuận tiện. Trong 170 bệnh nhân chỉ có 99 bệnh nhân tham gia đủ 20 buổi điều trị bằng liệu
pháp thư giãn - luyện tập và không sử dụng các thuốc điều trị RLLALT.
2 2 2 / 1 (1 ) Z p p n
2.4. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU