Tác động của liệu pháp thư giãn luyện tập trong điều trị RLLALT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 39 - 43)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.3. LIỆU PHÁP THƯ GIÃ N LUYỆN TẬP TRONG ĐIỀU TRỊ RỐ

1.3.2. Tác động của liệu pháp thư giãn luyện tập trong điều trị RLLALT

Liệu pháp thư giãn luyện tập được cải biên từ phương pháp của Schultz kết hợp với 6 tư thế Yoga và luyện tập thở kiểu khí cơng để phù hợp với tâm sinh lí của người Việt Nam. Phương pháp này có 3 phần cơ bản: luyện thư giãn; luyện tư thế; luyện thở.

1.3.2.1. Tác động của phần luyện thư giãn trong điều trị RLLALT

Luyện thư giãn trong tư thế thoải mái, ngồi trên ghế hoặc nằm. Tập trung tư tưởng vào các bài tập, thở đều đặn nhịp nhàng, cơ bắp giãn mềm hoàn tồn, khơng lo nghĩ về các vấn đề khác. Có ba bài tập cơ bản:

Bài thứ nhất: “Tâm thần thư thái”:

Tự ám thị bằng cách nhẩm dần trong đầu câu: “Toàn thân yên tĩnh”, vừa nhẩm vừa tưởng tượng: “toàn cơ thể rất thoải mái dễ chịu, tâm thần thư thái lâng lâng, xung quanh cũng lặng lẽ yên dịu”. Mục đích của bài tập “tâm thần thư thái” là giúp đưa cơ thể vào trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, loại trừ các kích thích trong và ngồi cơ thể làm cho vỏ não thư thái tạo điều kiện thuận lợi cho tự ám thị.

Bài thứ hai: “Giãn mềm cơ bắp”

Tự ám thị bằng nhẩm dần trong đầu câu: “Tay phải nặng dần” nhẩm lặp đi lặp lại và đồng thời tưởng tượng: “tay phải mỗi lúc một nặng hơn, khơng nhấc lên được, trĩu xuống dính chặt vào giường”. Sau đó chuyển sang tay trái: “Tay trái nặng dần”; chuyển sang chân: “Chân phải nặng dần”; “Chân trái nặng dần”; chuyển sang toàn thân: “Tồn thân nặng dần”. Mục đích của bài tập “giãn mềm cơ bắp” là giúp cơ thể giãn cơ tối đa so với lúc bình thường. Sự giãn cơ tác động ngược lên làm giảm, mất căng thẳng tâm thần. Qua đó điều trị bệnh sinh của các rối loạn liên quan stress.

Bài thứ ba: Sưởi ấm cơ thể

Tự ám thị bằng nhẩm dần trong đầu câu: “Tay phải ấm dần” nhẩm lặp đi lặp lại và đồng thời tưởng tượng: “có một làn hơi ấm toả ra từ tay phải mỗi lúc một ấm hơn”. Sau đó chuyển sang tay trái: “Tay trái ấm dần”; chuyển sang chân: “Chân phải ấm dần”; “Chân trái ấm dần”; chuyển sang toàn thân: “Toàn thân ấm dần”. Mục đích của bài “sưởi ấm cơ thể” là thơng qua điều khiển cảm giác nóng ở tay, chân và tồn thần giúp điều chỉnh thần kinh thực vật theo ý muốn.

Ở bệnh nhân RLLALT, hệ thần kinh giao cảm tăng cường khả năng hoạt động trước các tình huống căng thẳng. Như đã trình bày ở phần “bệnh sinh RLLALT”, tăng hoạt động hệ thần kinh giao cảm làm phóng thích nhiều adrenalin và noradrenalin làm nhịp tim tăng, huyết áp tăng, trương lực cơ tăng,

nhịp thở tăng, mồ hôi tiết ra nhiều. Ngược lại, tăng hoạt động thần kinh phó giao làm nhịp tim giảm, huyết áp giảm xuống mức bình thường, nhịp thở chậm lại, trương lực cơ giảm đáng kể. Hoạt động của thần kinh giao cảm và phó giao cảm đối lập nhau và có khả năng hạn chế lẫn nhau. Khi một hệ thần kinh tăng cường hoạt động thì lập tức hệ thần kinh kia giảm hoạt động. Hai hệ thần kinh không thể hoạt động tối đa ở cùng một thời điểm, do vậy khơng thể vừa căng cứng nhóm cơ lại vừa chùng nhóm cơ tại cùng một thời điểm. Theo Jacobson, sự cân bằng của hai thần kinh giao cảm và đối giao cảm có thể kiểm sốt được bằng sự căng và giãn mềm cơ. Việc căng và giãn mềm cơ trong phần “luyện thư giãn” có liên quan đến các pha hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm [94]. Bên cạnh đó, tự ám thị hướng bệnh nhân tự tạo ra hưng phấn trội ở một điểm hay một vùng vỏ não, từ đó tạo thành vùng cảm ứng ức chế các vùng xung quanh nhằm cách ly điểm hưng phấn đó với các vùng khác của vỏ não. Cảm ứng càng mạnh nếu hưng phấn càng trội và trương lực vỏ não càng yếu. Bệnh nhân sử dụng sức mạnh ở suy nghĩ, ý tưởng của chính bản thân để điều chỉnh tâm thần và cơ thể [93], [94].

1.3.2.2. Tác động của phần luyện thở khí cơng trong điều trị RLLALT

Phần luyện thở theo kiểu khí cơng là luyện tập điều khiển hơi thở phối hợp đồng thời với 3 bài tập thư giãn. Thở khí cơng hay cịn gọi là thở bằng cơ hồnh tức là dùng cơ hoành là cơ hơ hấp chủ yếu trong kiểu thở này. Có thể thở bằng 2 cách: thở 2 thì và thở 4 thì. Thở 2 thì: hít vào - phình bụng, thở ra - thót bụng. Thở 4 thì: hít thở - phình bụng, nín thở sau thở vào - giữ hơi trong lồng ngực, thở ra - thót bụng, nín thở sau thở ra. Mỗi thì chiếm một phần tư thời gian của một chu kì thở. Các nhịp thở cần phải thật êm - chậm - sâu - đều, không lên gân gắng sức, phải tập trung toàn bộ tư tưởng vào hơi thở. Mục đích của luyện tập thở theo kiểu khí cơng trên cơ sở tập thư giãn giúp tăng cường hiệu quả, tác dụng của tập thư giãn.

Bệnh nhân RLLALT có sự hoạt hóa quá mức của thần kinh giao cảm dẫn đến làm tăng nhịp thở. Luyện thở kiểu khí cơng phối hợp với 3 bài tập thư giãn giúp cơ bắp được giãn tối đa và tăng cường q trình tự ám thị. Qua đó giảm sự hưng phấn của hệ thần kinh giao cảm, làm giảm căng thẳng, tâm thần thư thái, giảm cảm giác bồn chồn bất an và tăng tập trung chú ý. Ngồi ra, thở bụng sẽ giúp kiểm sốt nhịp thở, làm tăng dung tích sống và hơn nữa trong thì nín thở khi sau thở vào sẽ làm tăng thời gian tiếp xúc của khơng khí tại các phế nang, làm tăng trao đổi khí. Thở bụng làm cho cơ hồnh ln được nâng lên giúp nội tạng trong ổ bụng ln được vận động, khi đó nội tạng được xoa bóp nhiều hơn. Thở bụng với kiểu thở chậm, tập trung theo dõi hơi thở và điều khiển hơi thở ở ngực, bụng có tác dụng giải lo âu rõ rệt.

1.3.2.2. Tác động của phần luyện tư thế trong điều trị RLLALT

Phần luyện tư thế là luyện tập các tư thế đặc biệt, gây căng thẳng cơ bắp cao độ trong Yoga đồng thời phối hợp với các bài tập thư giãn. Trong phương pháp luyện tập tư thế sử dụng kết hợp 6 tư thế Yoga: cây nến (Sarvangasana), cái cày (Halasana), con rắn (Bhujangasana), vặn vỏ đỗ (Ardha Matsyendrasana), hoa sen (Sukhasana), cái đe (Supta Virasana). Luyện tập thư giãn trong các tư thế căng thẳng cơ bắp và tâm thần của Yoga giúp tăng cường hiệu quả, tác dụng của tập thư giãn [19].

RLLALT có sự căng thẳng về vận động và hoạt động quá mức hệ thần kinh tự trị. Tập thư giãn trong các tư thế khó của Yoga giúp cơ thể dãn cơ tối đa. Sự giãn cơ tối đa tác động làm tâm thần thư thái, giảm hoạt động của hệ thần kinh tự trị. Qua đó điều trị các triệu chứng của RLLALT. Ngồi ra, luyện

tập 6 tư thế Yoga nhằm làm cho phương pháp thư giãn mang tính động hơn để giảm tính chất tĩnh trong thư giãn. Luyện tập tư thế làm giảm tiêu thụ oxi ở các mơ tế bào, giảm chuyển hóa cơ bản và làm cho cơ thể được thư giãn nhiều hơn. Đồng thời luyện tư thế cho cơ thể dẻo dai hơn, giúp hoạt hoá các cơ, xương, khớp [93].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)