Đặc điểm lâm sàng triệu chứng khác của RLLALT

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 31 - 36)

Chương 1 : TỔNG QUAN

1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT

1.2.3. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng khác của RLLALT

Theo tiêu chuẩn chẩn đốn, ít nhất 4 trong số các triệu chứng trong số 22 triệu chứng phải có mặt và ít nhất 1 trong số 4 triệu chứng đó phải nằm trong nhóm các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật. 22 triệu chứng có thể được chia làm 2 nhóm bao gồm nhóm các triệu chứng cơ thể và nhóm các triệu chứng tâm thần. Đặc điểm chung của 22 triệu chứng bao gồm:

Các triệu chứng thường là các triệu chứng chức năng, khơng có tổn thương thực thể thuộc bệnh lý cơ thể.

Triệu chứng thường xuất hiện thành cơn, tăng mạnh trong một thời điểm sau đó giảm nhẹ dần, hiếm khi thường xuyên và kéo dài. Triệu chứng thay đổi theo từng phút hoặc từng ngày, có thể đi trước, đi cùng hoặc đi sau triệu chứng lo âu hoặc triệu chứng cơ thể khác.

Mức độ triệu chứng có thể dao động từ nhẹ, đến vừa, đến nặng. Mức độ triệu chứng tăng khi mức độ lo âu tăng. Mức độ triệu chứng giảm nhẹ khi mức độ lo âu giảm, khi nghỉ ngơi thư giãn hoặc khi ngủ.

1.2.3.1. Đặc điểm nhóm các triệu chứng cơ thể

* Đặc điểm các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật. Nhóm các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật gồm 4 triệu chứng.

Triệu chứng hồi hộp, tim đập mạnh, hoặc nhịp tim nhanh là triệu chứng

phổ biến và thường gặp trong thực hành lâm sàng. Người bệnh mô tả bằng cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh, mạnh hoặc cảm giác nhịp tim không đều, bỏ nhịp.

Triệu chứng vã mồ hôi được thấy rõ trên lâm sàng khi bệnh nhân không

hoạt động thể chất: da ẩm hơn bình thường, hoặc trên da lấm tấm hoặc sũng nước. Một số bệnh nhân mơ tả trời nóng vã mồ hơi nhiều hơn, một số khác trời lạnh cũng vã mồ hơi, hoặc có một số nhận thấy vã mồ hơi cả khi trời nóng và trời lạnh. Mồ hơi ra ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau, thường ở ngực và lòng bàn tay, bàn chân.

Triệu chứng run biểu hiện bằng sự rung giật, lắc hoặc cử động nhịp

nhàng ngoài ý muốn của các bắp cơ ở một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể khi khơng vận động q sức. Run có thể ở ngọn chi, có thể ở gốc chi hoặc cả hai. Thường gặp nhất là bàn tay, ít gặp hơn ở lưỡi, ở đầu.

Triệu chứng khô miệng được mô tả bằng cảm giác dính, khơ trong miệng, trong họng; cảm giác nóng rát, ngứa trong miệng, ở lưỡi và cổ họng; cảm giác vị giác thay đổi (giảm hoặc mất); cảm giác khát nước thường xuyên.

* Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng.

Nhóm các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng gồm 4 triệu chứng.

Triệu chứng khó thở xảy ra khi nghỉ ngơi, biểu hiện cảm giác hụt hơi, cảm giác thiếu khơng khí, đoản hơi, khó thở, nghẹt thở, cảm giác khơng hít vào sâu. Dấu hiệu khó thở có thể quan sát thấy như thở ngắn, thở hắt, thở gấp, thở hổn hển, hoặc gồng lên cố gắng hít vào.

Triệu chứng cảm giác nghẹn được mơ tả cảm giác như có một vật, khối

mắc kẹt, tắc nghẽn trong cổ họng hoặc đường thở. Cảm giác này làm bệnh nhân nghĩ có thể bị ngạt thở, nghẹt thở. Khám lâm sàng không phát hiện thấy dấu hiệu u cục, khối, dị vật chèn ép cổ họng, đường thở.

Triệu chứng đau, khó chịu vùng ngực được mô tả bằng cảm giác cảm

giác nóng, tê, nặng ngực, căng, ép ngực, giật cơ, co thắt vùng ngực hoặc cảm giác đau âm ỉ ở vùng ngực, đau mơ hồ. Các cảm giác khó chịu vùng ngực thường khơng rõ ràng. Khó chịu có thể tại một điểm, nhiều điểm hoặc lan tỏa cả vùng ngực. Khó chịu bắt đầu ở ngực có thể di chuyển khắp vùng ngực, lan ra vai trái, vai phải, lan lên cổ, lên đầu hoặc có thể xun ra phía sau lưng và lan xuống vùng bụng, dạ dày. Khó chịu vùng ngực có tính chất cơn, hiếm khi liên tục.

Triệu chứng buồn nơn hoặc khó chịu ở bụng được mơ tả bằng cảm giác

dạ dày dạ dày; cảm giác căng, nặng, đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, nơn nao, khó chịu, bứt rứt, nóng, bỏng, rát trong dạ dày; hoặc có khi cảm giác có u, cục trong dạ dày; kèm theo có thể có tiêu chảy, táo bón, táo lỏng luân phiên.

* Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng toàn thân. Các triệu chứng toàn

thân bao gồm 2 triệu chứng.

Triệu chứng đỏ mặt hoặc ớn lạnh được mô tả bằng cảm giác da ấm dần

và chuyển sang nóng bừng có thể xảy ra trên hoặc trong bàn tay, ngón tay, ngón chân, chân, đầu, mặt, dạ dày hoặc trên toàn cơ thể. Triệu chứng xuất hiện nhiều nhất ở mặt và cổ, trong thời gian từ 30 giây cho tới vài phút, hoặc xuất hiện thành cơn. Cơn đỏ mặt thường kèm theo đổ mồ hôi hoặc cảm giác ớn lạnh, xuất hiện trong mơi trường thời tiết bình thường. Triệu chứng khn mặt chuyển dần sang đỏ khơng phải trong tình trạng “ngượng” hoặc “xấu hổ”. Cơn ớn lạnh cơ thể xuất hiện ở thời tiết bình thường 37 độ. Ớn lạnh có thể bắt đầu từ một vị trí nhỏ trên hoặc trong cơ thể, có thể lan rộng ở nhiều vị trị trên cơ thể. Bệnh nhân đắp chăn, thêm quần áo hoặc sưởi ấm cũng không hết lạnh.

Triệu chứng tê cóng hoặc cảm giác kim châm được mơ tả bằng cảm giác da hoặc cơ tê cứng khơng có cảm giác. Một số mơ tả bằng cảm giác như kiến cắn, kiến bò, kim châm, tê, ngứa, buồn từ tận trong xương, chạy dọc khắp các chi và tồn thân. Vị trí tê cóng có thể ở một hoặc nhiều bộ phận của

cơ thể như cánh tay, ngón tay, mặt, miệng, mơi, lưỡi, chân, bàn chân, hoặc ngón chân, hoặc tất cả.

1.2.3.2. Đặc điểm nhóm các triệu chứng tâm thần

* Đặc điểm các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần. Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần gồm 4 triệu chứng.

Triệu chứng chóng mặt, chống váng, ngất xỉu được mô tả bằng cảm giác chóng mặt như cảm giác đầu chịng chành, chao đảo, mất thăng bằng, khơng vững, quay trịn, cảm giác như đi trên thuyền, trên mặt nước; cảm giác

sàn nhà rung rinh, di chuyển. Một số mô tả cảm giác ngất xỉu như cảm giác nặng nề ở chân, mờ mắt, cảm giác lâng lâng, không tỉnh táo, cơ thể nóng bừng, vã mồi hơi, buồn nơn, nơn mửa, chóng mặt, chống váng.

Triệu chứng cảm giác mọi đồ vật không thật (tri giác sai thực tại) hoặc giải thể nhân cách được mô tả bằng cảm giác như tách rời khỏi thế giới bên ngoài. Cảm giác về các sự vật hiện tượng như thông qua một bức màn che, bức tường bằng kính, sương mù hoặc qua một lăng kính phóng to hoặc thu nhỏ. Những nơi quen thuộc có thể trơng lạ lùng, kỳ quặc và khơng giống thực tế. Cảm nhận sai một hoặc vài đặc điểm về các bộ phân cơ thể, về cảm xúc, hành vi.

Triệu chứng sợ mất kiềm chế, “hóa điên” hoặc ngất xỉu được mơ tả bằng cảm giác sợ mất kiểm soát chú ý, suy nghĩ và hành vi; sợ khơng kiểm sốt được sự lo lắng; sợ khơng kiểm sốt được hành vi nơn ở nơi công cộng, sợ không kiểm sốt được tiêu hóa, sợ khơng kiểm sốt được lời nói và hành động. Sợ đột nhiên mất trí nhớ hoặc khơng thể suy nghĩ được, bệnh nhân lo lắng và có cảm giác như sắp “điên”.

Triệu chứng sợ bị chết được mơ tả bằng tình trạng lo sợ đang ở giai đoạn cuối của bệnh; lo sợ đau ngực là cơn đau tim chết người; lo sợ đau trong đầu là do u não hoặc phình mạch máu não; hoặc lo sợ mọi triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng; lo sợ dữ dội khi nghĩ đến cái chết.

* Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng căng thẳng

Nhóm triệu chứng căng thẳng bao gồm 4 triệu chứng.

Triệu chứng đau căng cơ được mô tả bằng cảm giác các cơ, bắp đang

bị kéo căng, cảm giác “chuột rút”, co thắt cơ, co rút cơ. Cảm giác căng cơ có thể xuất hiện một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể. Cảm giác đau căng cơ thỉnh thoảng xuất hiện hoặc xuất hiện liên tục, dai dẳng.

Triệu chứng bồn chồn hoặc không thể thư giãn được mơ tả bằng cảm giác nóng “ruột”, bất an, bứt rứt, nôn nao, thấp thỏm, không yên tâm, không thể làm cho cơ bắp và hệ thần kinh thoải mái.

Triệu chứng cảm giác tù túng, đang trên bờ vực hoặc căng thẳng tâm thần được mô tả bằng cảm giác khơng thoải mái vì mất tự do một phần nào đó, cảm giác mọi hoạt động tư duy, cảm xúc bị gị bó, căng thẳng.

Cảm giác có khối trong họng hoặc khó nuốt được mơ tả bằng cảm giác có khối trong họng, cảm giác khối kẹt cổ họng; cảm giác có “hịn cục” trong họng; cảm giác sưng trong họng, thắt chặt cổ họng, căng trong cổ họng, nghẹn cổ và ngực sau khi ăn; cảm giác khó nuốt. Khám lâm sàng trong họng khơng có u cục hay di vật.

* Đặc điểm lâm sàng các triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng không

đặc hiệu gồm 4 triệu chứng

Đáp ứng quá mức với sự một ngạc nhiên hoặc bị giật mình được mơ tả

bằng cảm giác dễ dàng giật mình, có thể giật mình với những vấn đề nhỏ như âm thanh, tiếng ồn không đáng kể. Một số mô tả bằng cảm giác dễ bị kích thích, hoảng hốt, sợ hãi với những tình huống, hồn cảnh, hoặc sự kiện khơng đáng kể.

Khó tập trung hoặc đầu óc “trở nên trống rỗng” vì lo lắng hoặc lo âu

được mơ tả bằng cảm giác khó tập trung, đầu óc trở nên trống rỗng, không thể nhớ một thứ đặc biệt hoặc bất cứ điều gì; quên nhiều những điều thường làm, khó khăn trong việc hình thành ý nghĩ hoặc thực hiện các cuộc đối thoại; quên những sự vật, sự kiện, tình huống vừa xảy ra hoặc những sự vật, sự kiện tình huống quen thuộc.

Triệu chứng cáu kỉnh dai dẳng được mô tả bằng cảm giác dễ cáu hơn

bình thường; dễ tức giận, cáu kỉnh với người xung quanh; dễ bực bội và cáu với những vấn đề nhỏ; dễ phản ứng.

Triệu chứng khó ngủ vì lo lắng được mô tả bằng cảm giác trằn trọc khó

đi vào giấc ngủ, giảm thời gian ngủ và ngủ dễ thức giấc. Đặc trưng của rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân RLLALT là ngủ dễ thức giấc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)