QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 54 - 56)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu

2.4.1. Mơ tả đặc điểm lâm sàng RLLALT

Tại thời điểm đầu tiên (T0), khi bệnh nhân mới vào viện: Chúng tôi tiến hành thăm khám lâm sàng, đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân đúng theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Đánh giá và ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Đánh giá bệnh nhân theo thang đánh giá CGI.

Cử nhân tâm lý làm các trắc nghiệm tâm lý: HAM-A, PSQI, EYSENK bằng cách phỏng vấn bệnh nhân và ghi nhận vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

2.4.2. Điều trị bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập

Tại thời điểm đầu tiên (T0), sau khi lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu, chúng tôi chỉ định bệnh nhân can thiệp điều trị bằng liệu pháp thư -

Bệnh nhân vào viện

Lựa chọn bệnh nhân chẩn đoán RLLALT phù hợp tiêu chuẩn

lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ

Mô tả đặc điểm lâm sàng RLLALT

Điều trị bằng phương pháp thư giãn luyện tập

giãn luyện tập trong 20 buổi tại Phòng Tâm lý lâm sàng của Viện sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai. Phịng tập có đủ ánh sáng, yên tĩnh, có trang bị điều hịa, hệ thống âm thanh và hình ảnh tốt. Phịng được trải thảm, có các thảm tập riêng cho mỗi bệnh nhân. Một buổi tập chỉ hướng dẫn tập cho 5 đến 7 bệnh nhân. Trong mỗi buổi tập có 01 bác sĩ, 01 cán bộ tâm lý và 01 điều dưỡng hướng dẫn và theo dõi. Buổi đầu tiên, trước khi tiến hành nghiên cứu, bác sĩ giải thích về chẩn đốn bệnh; giải thích về cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh; giải thích về cơ chế tác động của liệu pháp thư giãn – luyện tập . Các buổi tiếp theo đánh giá tiến triển bệnh, hướng dẫn thảo luận nhóm sau mỗi buổi tập. Cử nhân tâm lý hướng dẫn các động tác luyện tập, thực hành luyện tập và theo dõi bệnh nhân có tập được khơng, có tn thủ khơng. Mỗi buổi tập 60 phút, chia làm 5 phần:

Phần 1(15 phút): bác sĩ/cử nhân tâm lý đánh giá kết quả buổi tập hơm trước/ phân tích và giải thích và thảo luận cùng các bệnh nhân về bệnh. Điều dưỡng đo các chỉ số sinh tồn: mạch, nhiệt độ huyết áp và ghi vào phiếu theo dõi (đã được chỉnh sửa sau nghiên cứu thử nghiệm)

Phần 2 (20 phút): bác sĩ/cử nhân tâm lý hướng dẫn tập phần thư giãn. Sau đó bệnh nhân tập.

Phần 3 (10 phút): bác sĩ/cử nhân tâm lý hướng dẫn tập phân tích tư thế, động tác, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân với bài luyện tập thở.

Phần 4 (10 phút): bác sĩ/cử nhân tâm lý hướng dẫn tập phân tích tư thế, động tác, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân với bài luyện tư thế

Phần 5 (5 phút): Tổng kết buổi tập, giao bài tập về nhà, hướng dẫn bệnh nhân theo dõi, tự đánh giá các triệu chứng và thảo luận nhóm. Sau đó bác sĩ/cử nhân tâm lý đánh giá và ghi chép vào phiếu theo dõi, điều dưỡng đo lại các chỉ số sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp và ghi vào phiếu theo dõi.

2.4.3. Theo dõi tại các thời điểm điều trị

Chúng tôi theo dõi và đánh giá lại bệnh nhân sau mỗi buổi tập.

Tại thời điểm bệnh nhân vào viện (T0), chúng tôi thăm khám lâm sàng và ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu (có phụ lục kèm theo). Đánh giá tình trạng bệnh nhân theo thang đánh giá CGI. Cán bộ tâm lý làm các trắc nghiệm tâm lý: HAM-A, PSQI, EYSENK. Cán bộ tâm lý hướng dẫn bệnh nhân tập 3 phần trong 60 phút và ghi chép lại vào mẫu phiếu theo dõi chung thống nhất. Trong mỗi buổi tập, điều dưỡng theo dõi chỉ số sinh tồn trước, sau buổi tập và ghi nhận vào mẫu phiếu theo dõi.

Sau 10 buổi tập, tại thời điểm T2, chúng tôi thăm khám, đánh giá lại lâm sàng và ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân theo thang đánh giá CGI. Cử nhân tâm lý làm lại các trắc nghiệm tâm lý: HAM-A, PSQI ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

Sau 20 buổi tập, tại thời điểm T4, là thời điểm kết thúc nghiên cứu, chúng tôi thăm khám, đánh giá lại lâm sàng và ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân theo thang đánh giá CGI. Cử nhân tâm lý làm lại các trắc nghiệm tâm lý: HAM-A, PSQI và ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)