Theo dõi giảm đau và xử lý tình huống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain kết hợp với fentanyl sau phẫu thuật mở vùng bụng (FULL TEXT) (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu

2.3.6. Theo dõi giảm đau và xử lý tình huống

Ngộ độc thuốc tê: Theo các phác đồ quy định trước (Phụ lục 3).

Xử trí biến chứng hơ hấp, tuần hồn: Nếu có ngừng tuần hồn thì xử trí

theo các phác đồ quy định trước (Phụ lục 4).

- Tụt huyết áp: huyết được coi là tụt khi huyết áp tâm thu giảm > 20% so với huyết áp nền của bệnh nhân. Xử trí: tiêm 3 mg ephedrin đường tĩnh mạch. Có thể nhắc lại sau 5 phút cho đến khi huyết áp tâm thu về giá trị nền của bệnh nhân.

- Nhịp tim chậm: tiêm tĩnh mạch với Atropin 0,5mg, liều tối đa là 3mg. Nếu khơng hiệu quả thì tiêm tĩnh mạch với adrenalin 2 – 10 µg/phút. Khám

xét bệnh nhân, tìm ngun nhân và phương pháp xử trí phù hợp. Cân nhắc đặt máy tạo nhịp nếu vẫn khơng có đáp ứng với thuốc.

- Ức chế hô hấp: khi tần số thở giảm dưới 10 lần/phút thì cho bệnh nhân thở Oxy qua Mask 6l/phút, theo dõi sát đề phòng đây là biểu hiện của ức chế lên cao (xử trí như với tê tuỷ sống tồn bộ).

- Tê tủy sống toàn bộ: là biến chứng nặng, xảy ra khi lượng thuốc lớn từ khoang NMC vào khoang dưới nhện, gây nên các triệu chứng: liệt toàn thân, chậm nhịp tim, tụt huyết áp, ngưng thở, mất tri giác. Xử trí: dừng truyền thuốc giảm đau đường NMC, hô hấp nhân tạo, truyền dịch, sử dụng các thuốc co mạch và trợ tim.

- Buồn nôn, nôn: khi buồn nôn > 10 phút, hoặc nơn ≥ 2 lần thì tiêm tĩnh mạch chậm với Ondansetron 4mg.

- Đau đầu: trong giảm đau NMC hiếm gặp tác dụng khơng mong muốn này, nếu có thường gặp ở các bệnh nhân bị thủng màng cứng trong khi thực hiện kỹ thuật với đặc điểm: đau nhói vùng trán theo mạch đập, giảm đau khi nằm ngửa. Đau đầu có thể kèm theo các triệu chứng khác như; chóng mặt, buồn nơn, nơn,.. Xử lý: bất động tại giường, uống đồ uống có chứa cafein (cocacola), các thuốc giảm đau thơng thường có thể có tác dụng, vá máu tự thân,...

- Thủng màng cứng: do đầu kim Touhy làm thủng màng cứng, có dịch não tủy chảy ra đốc kim Touhy. Xử lý: chuyển vị trí chọc kim ở khe gian đốt cao hơn.

- Gập catheter: sau khi đã luồn catheter vào khoang NMC, cố định có thể làm gập, hoặc thắt nút catheter làm cản trở lưu thông thuốc giảm đau vào khoang NMC. Xử lý: điều chỉnh, kiểm tra sự lưu thông và cố định lại.

- Đứt catheter trong khoang NMC: sau khi đã luồn catheter vào khoang NMC mà rút catheter không đồng bộ với rút kim Touhy, đầu kim có thể sẽ cắt đứt một phần catheter và để lại trong khoang NMC. Xử lý: phẫu thuật lấy dị vật khoang NMC.

- Tụ máu khoang NMC; sau khi được chọc kim giảm đau NMC mà bệnh nhân có các dấu hiệu như đau, dị cảm, liệt vùng tương ứng chi phối của thần kinh, cần kiểm tra vì có thể có tụ máu khoang NMC do tổn thương mạch máu khi chọc kim gây tê gây chảy máu vào khoang NMC. Xử lý: chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán xác định, phẫu thuật lấy máu tụ, giải ép.

- Nhiễm khuẩn vị trí gây tê: biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, chảy dịch tại vị trí chọc kim gây tê. Xử lý: sát khuẩn, cấy khuẩn, sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

- Áp xe khoang NMC: biểu hiện sốt, đau tại vị trí chọc kim, có thể có kèm theo dấu hiệu chèn ép thần kinh, xét nghiệm có bạch cầu tăng, cơng thức bạch cầu chuyển trái, chụp cộng hưởng từ để xác định. Xử trí: phẫu thuật ổ áp xe, kháng sinh liều cao, corticoid,..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển bằng ropivacain kết hợp với fentanyl sau phẫu thuật mở vùng bụng (FULL TEXT) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)