Cấu tạo động cơ step

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế thi công mô hình in logo động bằng PLC s7 1200 có code PLC HMI video (Trang 35 - 38)

 Phân loại :

Việc phân loại động cơ Step cũng có thể chia thành nhiều cách.

Cách 1: phân loại động cơ Step theo số pha động cơ.

– Động cơ Step 2 pha tương ứng với góc bước 1.8 độ. – Động cơ Step 3 pha tương ứng với góc bước là 1.2 độ. – Và cuối cùng là động cơ Step 5 pha với góc bước là 0.72 độ.

Cách 2: Phân loại động cơ bước theo rotor.

– Động cơ có rotor được tác dụng bằng dây quấn hoặc nam châm vĩnh cữu. – Động cơ thay đổi từ trở. Đây là loại động cơ có rotor khơng được tác động nhưng có phần tử cảm ứng.

Cách 3: Phân loại theo cực của động cơ. – Động cơ đơn cực.

– Động cơ lưỡng cực.

2.6.3. Chức năng

Động cơ bước hiện nay thường được ứng dụng nhiều trong điều khiển chuyển động kỹ thuật số là chủ yếu. Nó được thực hiện bởi các lệnh được mã hoá dưới dạng số.

Ứng dụng trong ngành tự động hoá, đặc biệt là đối với các thiết bị cần có sự chính xác. Ví dụ như các loại máy móc cơng nghiệp phục vụ cho gia cơng cơ khí như: máy cắt cnc plasma, máy cắt cnc laser …

Ngồi ra trong cơng nghệ máy tính, động cơ Step được sử dụng cho các loại ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, máy in…

2.7 Driver động cơ Step

Hiện nay trên thị trường có các bộ điều khiển động cơ bước khác nhau, với các tính năng khác nhau cho các ứng dụng cụ thể. Các đặc điểm quan trọng nhất bao gồm giao diện đầu vào. Các tùy chọn phổ biến nhất là:

- Bước / Hướng – Bằng cách gửi một xung vào chân Step (bước), bộ điều khiển

thay đổi đầu ra của nó để động cơ sẽ thực hiện một bước, hướng của bước này được xác định bởi mức logic trên chân Direction (hướng).

- Pha / Cho phép (enable) – Đối với mỗi pha cuộn dây stato, pha xác định

hướng dịng điện và kích hoạt cho phép (enable) nếu pha được cấp điện.

- PWM – Trực tiếp điều khiển các tín hiệu cực cổng của FET bằng xung

vng.

Một tính năng quan trọng khác của bộ điều khiển động cơ bước là nó chỉ có thể điều khiển điện áp trên cuộn dây hoặc dòng điện chạy qua cuộn dây:

- Với điều khiển điện áp, bộ điều khiển chỉ điều chỉnh điện áp trên cuộn dây.

Mô-men xoắn được phát triển và tốc độ thực hiện các bước chỉ phụ thuộc vào đặc tính của động cơ và tải.

Bộ điều khiển điều khiển dịng điện tiên tiến hơn, vì chúng điều chỉnh dòng điện chạy qua cuộn dây hoạt động để kiểm sốt tốt hơn mơ-men xoắn được tạo ra, và do đó hành vi động của tồn bộ hệ thống.

2.8 Màn hình HMI

HMI (Human-Machine-Interface) là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc, thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với máy móc thơng qua một màn hình giao diện thì đó là một HMI. HMI ln có mặt trong các hệ SCADA hiện đại, vị trí của HMI ở cấp điều khiển, giám sát. HMI có các ưu điểm như:

 Tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của thơng tin

 Tính mềm dẻo, dễ thay đổi, bổ sung thông tin cần thiết

 Tính đơn giản của hệ thống, dễ vận hành, mở rộng, sửa chữa.

 Có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.

 Khả năng lưu trữ cao.

Do nhu cầu phải kiểm sốt nhiều thơng số quan trọng, phức tạp trong cùng một thời điểm cũng như để việc điều khiển trở nên dễ dàng, trực quan, chính xác, một màn hình HMI là vơ cùng cần thiết cho đề tài này.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế thi công mô hình in logo động bằng PLC s7 1200 có code PLC HMI video (Trang 35 - 38)

w