Cố định ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh gãy xương sai khớp cùng chậu trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình 3D và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết xương bên trong (FULL TEXT) (Trang 34 - 35)

1.3. Các phương pháp điều trị gãy xương sai khớp cùng chậu

1.3.2. Cố định ngoài

Chỉ định cố định ngoài khung chậu [88]

- Cố định trong cấp cứu và cố định tạm thời gãy khung chậu mất vững, đặc biệt trên những BN chấn thương nghiêm trọng, tổn thương mô mềm tại chỗ (chống chỉ định tương đối).

- Cố định tăng cường cho các trường hợp kết xương bên trong.

- Cố định các trường hợp gãy khung chậu sau khi dụng cụ kết xương bên trong bị tháo do nhiễm trùng.

- Bất động các trường hợp gãy ngành xương mu mất vững để giảm đau.

Thế giới

Nghiên cứu của Slatis P. và Huittinen V.M. (1972) cho thấy trong đại chiến thế giới II cố định ngoài khung chậu là biện pháp an toàn cho BN đa chấn thương nhưng những biến dạng giải phẫu còn lại của khung chậu đã gây ra kết quả lâm sàng xấu. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu sinh cơ học của Tile M. và Mc-Broom (1984), nhược điểm của cố định ngồi là bất động khơng đủ vững cho trường hợp mất vững vòng chậu sau [119]. Kết quả nghiên cứu của Lindahl J. (1999) trên 62 trường hợp gãy khung chậu loại B2 theo phân loại của Tile M. được điều trị bằng khung cố định ngồi cho thấy: 32,2% BN có kết quả

nắn chỉnh kém và xấu trên Xquang (di lệnh còn lại > 11 mm), mức độ phục hồi cơ năng kém và xấu theo thang điểm của Majeed S.A. là 25,8%. Phần lớn các BN có mức độ phục hồi cơ năng kém và đau kéo dài khi có sự di lệch ngành xương mu > 10 mm [78].

Việt Nam

Năm 1993 khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy, đứng đầu là Giáo sư Ngô Bảo Khang và bác sĩ Nguyễn Vĩnh Thống, bắt đầu thực hiện phẫu thuật để nắn chỉnh và cố định các trường hợp gãy khung chậu bằng khung cố định ngoài. Sau đó, các tác giả như Nguyễn Văn Ninh (2017) [12] và Phạm Đăng Ninh (2005) [13] cũng đã đánh giá kết quả điều trị gãy khung chậu mất vững bằng khung cố định ngoài.

Nhìn chung khung cố định ngồi có ưu điểm là phương tiện dễ sử dụng, đặc biệt là có thể thực hiện ngay tại cơ sở y tế truyến trước, trong những trường hợp cấp cứu cần cố định tạm thời để ổn định huyết động học cho BN hoặc khi có nhiễm trùng các dụng cụ kết xương bên trong. Nhiều mẫu khung cố định ngoài được cải tiến cho đến mẫu được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên khung cố định ngồi khung chậu có một số nhược điểm nhất định: ảnh hưởng tới hoạt động của BN như ngồi và di chuyển, có khả năng xảy ra nhiễm trùng chân đinh. Ngồi ra, khó có thể nắn chỉnh phục hồi giải phẫu cho các tổn thương vòng chậu trước và sau [76]. Ngày nay cố định ngoài được xem như thiết bị cố định tạm thời, chờ đợi thời gian thích hợp để kết xương bên trong [88].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình ảnh gãy xương sai khớp cùng chậu trên phim chụp cắt lớp vi tính dựng hình 3D và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết xương bên trong (FULL TEXT) (Trang 34 - 35)