1.5. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn
1.5.1. Kinh nghiệ mở một số nước trên thế giới
Các chương trình ĐTN ln cập nhật các xu hướng phát triển của thời đại, cũng như xu hướng xuất hiện nghề mới. Hay nói cách khác, những thay đổi của nền kinh tế Đức đều được đưa vào các cơ sở ĐTN thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở ĐTN.
Về vấn đề tuyển sinh: Công tác tuyển sinh được thực hiện dựa trên danh sách của trường phổ thông cung cấp. Vấn đề lựa chọn được thực hiện kỹ dựa trên bảng điểm, thái độ đối với nghề. Việc học cũng được trả lương theo thỏa thuận. Kết thúc khóa học, học viên được kiểm tra các kiến thức liên quan nghề. Một điều lưu ý là các kỹ năng làm việc được đào tạo khá nghiêm ngặt. Dựa trên kiến thức học được, học viên phải tự thực hiện các công đoạn, từ
việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, tự đánh giá và làm báo cáo thực hiện. Điều này giúp học viên nâng cao sự tự chủ, khả năng linh hoạt trong việc tìm kiếm tài liệu, nguyên liệu thực hành trong khóa học, tinh thần chịu trách nhiệm trong công việc.
Ở doanh nghiệp, học viên phải học việc như một công nhân thực thụ và được giao công việc từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ đó, các kiến thức học ở trường được thực hành ngay tại doanh nghiệp và được bổ sung thực hành những kiến thức công nghệ mới. Học viên sau khi tốt nghiệp được làm ở doanh nghiệp, hoặc có thể tìm việc ở cơng ty khác. Nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Đức rất thấp.
* Kinh nghiệm ở Nhật Bản:
Với tư tưởng “Tinh thần Nhật Bản – Kỹ nghệ phương Tây”, tiếp thu các giá trị văn minh của nhân loại, đất nước Nhật Bản đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là trong phát triển kinh tế, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế thị trường phát triển thần kỳ. Quy mơ nền kinh tế hiện nay tính theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trong chiến lược phát triển của mình Nhật Bản luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước.
Từ đầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chun mơn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh – hợp tác toàn cầu. Luật dạy nghề được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978, hướng vào thiết lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệ thống “Dạy nghề công” mang tính hướng
nghiệp và “Dạy nghề được cấp phép” là giáo dục và huấn luyện nghề cho từng nhóm cơng nhân trong hãng xưởng do các cơng ty đảm nhiệm. Các hình thức huấn luyện nghề gồm: “Dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” chủ yếu cho những cơng nhân khơng có việc làm; và “nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc trong các hãng xưởng.
Những thay đổi về cấu trúc KT - XH, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học cơng nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh vực và nội dung huấn luyện làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống. Kết quả là đến năm 1985, Luật dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề. Hiện nay, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo một hệ thống huấn luyện suốt đời.