3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho
3.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Hoàn thiện mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung, hình thức, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của TNNT, thị trường lao động và nhiệm vụ, chiến lược phát triển KT – XH của địa phương. Cần xác định mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo cho từng nghề theo từng trình độ hợp lý, yêu cầu về trình độ đào tạo, đầu vào và đầu ra của từng nghề.
Xây dựng mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo căn cứ vào tiêu chuẩn nghề tương ứng với trình độ đào tạo, cần gắn với thị trường sử dụng lao động.
Giáo trình đào tạo cần cân bằng giữa lý luận và thực tiễn, đảm bảo người học sau khi được đào tạo nắm vững được yêu cầu về lý luận đồng thời có thể làm việc thực tiễn được ngay sau khi đào tạo. Tránh việc đào tạo xem nặng lý thuyết mà không chú trọng đến thực hành dẫn đến sau đào tạo thì thị
trường lao động khơng sử dụng được hoặc phải đào tạo lại, vừa tốn kém chi phí, thời gian, cơng sức.
Nắm bắt nhu cầu, thị trường lao động, nhu cầu học nghề của người lao động, thường xuyên cập nhật thông tin phản hồi, điều chỉnh kịp thời nội dung chương trình đào tạo, liên thơng, liên kết với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
Tổ chức tập huấn về nội dung chương trình đào tạo, cập nhật học tập quy chế chun mơn một cách có hệ thống, đề ra kế hoạch đổi mới hoàn thiện cả về lý thuyết và thực hành.
Khảo sát nhu cầu phát triển ngành nghề, nhu cầu học nghề của người lao động, định hướng phát triển KT - XH của địa phương để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp.