Can thiệp dinh dƣỡng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy (Trang 46 - 49)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.4. CAN THIỆP DINH DƢỠNG CHO BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC

1.4.3. Can thiệp dinh dƣỡng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị giảm cân, giảm chức năng phổi, giảm khả năng tập thể dục, chán ăn, giảm sức mạnh cơ hô hấp và tăng nguy cơ trầm trọng [83]. Can thiệp dinh dƣỡng là vấn đề rất quan trọng đặc biệt đối với bệnh nhân COPD nặng bị suy dinh dƣỡng. Cung cấp năng lƣợng cho bệnh nhân giúp bệnh nhân tăng cân, tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Bệnh nhân COPD đang phải vật lộn để thở để thải khí CO2 ra khỏi phổi, dẫn đến khó thở, giảm oxy máu, nhiễm toan hô hấp, mất cơ, và phản ứng viêm… Để khắc phục những vấn đề này, bổ sung dinh dƣỡng nhằm mục đích giảm sản xuất CO2 khi chuyển hóa chất dinh dƣỡng, hệ số hô hấp thấp, và cải thiện chức năng phổi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất béo cao sản sinh ít CO2 hơn và có hệ số hơ hấp thấp hơn so với bổsung carbohydrate cao. Ƣu điểm của chếđộ dinh dƣỡng với hàm lƣợng chất béo khơng chỉ sản sinh ra ít CO2, cung cấp năng lƣợng cao mà còn cung cấp lƣợng khẩu phần vừa đủ không quá đồ sộ giúp cho bệnh nhân COPD cải thiện tình trạng khó thở, bệnh nhân không phải ăn với số lƣợng thức ăn lớn tránh đƣợc căng dạ dày đẩy lên cơ hoành làm bệnh nhân khó thở hoặc khó chịu khi ăn.

Can thiệp dinh dƣỡng cho bệnh nhân COPD là rất cần thiết, trên thế giới vấn đề này đã đƣợc thực hiện rất nhiều. Nghiên cứu của Angelillo và cộng sự (1985) nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên sự ảnh hƣởng của chế độ ăn carbohydrate cao và carbohydrate thấp ở bệnh nhân cấp cứu mắc COPD tăng CO2 mạn tính để xác định hiệu quả chuyển hóa và thay đổi khí máu. Chế độ ăn cung cấp 28% chất carbohydrate và 55% chất béo. Kết quả cho thấy tỉ lệ CO2 có thay đổi tốt (p<0,002), PaCO2 thay đổi tốt với (p<0,002), thƣơng số hô hấp thấp (p<0,001) [84]. Nghiên cứu của Al Saady và cộng sự (1989) bổ sung chế độ dinh dƣỡng bằng tỉ lệ chất béo cao cho 40 bệnh nhân COPD thở máy đã cho thấy bệnh nhân giảm thời gian thở máy đƣợc 62 giờ [85]. Nghiên cứu của Kane và cộng sự (1990) tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh chế độ ăn ở 10 bệnh nhân xơ phổi có tỉ lệ carbohydrate cao, trung bình, thấp bằng các loại sữa Vivonex HN có carbohydrate cao, sữa Ensure plus có carbohydrate trung bình và Pulmocare có carbohydrate thấp cung cấp năng lƣợng 1000kcal. Bệnh nhân có độ tuổi từ 17-24 (Trung bình 21,4 tuổi). Trong đó có 8 bệnh nhân xơ phổi nặng, 2 bệnh nhân có xơ phổi tắc nghẽn mức độ vừa. Trong đó có 9 bệnh nhân sử dụng liệu pháp oxy ban đêm. Kết quả thu đƣợc: Tiêu hao năng lƣợng cơ bản (BEE) là 120% dự đốn theo phƣơng trình Harris-Benedict. Bệnh nhân có ăn đêm tiêu hao năng lƣợng lớn hơn 25-36%. Tiêu thụ oxy tăng 21-27% cho bệnh nhân ăn đêm khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thể tích CO2 tăng 29% ở bệnh nhân dùng Pulmocare, 46% ở bệnh nhân dùng sữa Ensure plus và 53% ở bệnh nhân dùng sữa Vivontex sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Thƣơng số hô hấp (QR) ở bệnh nhân ăn sữa Pulmocare (0,88), Ensure plus là 1,0 và Vivontex HN là 1,08. Tăng 41% nhịp thở/1phút với Vivontex HN cao hơn 25-28% ở Pulmocare và Ensure plus (p<0,05). Độ bão hòa oxy giảm khơng q 2% ở 3 loại sữa, PCO2 có thay đổi [86]. Nghiên cứu của Frankfort và cộng sự (1991)

nghiên cứu so sánhảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng sữa Pulmocare với tỉ lệ lipid cao (55%) và tỉ lệ carbohydrate thấp (28%); Sữa Ensureplus với tỉ lệ lipid thấp (30%) và tỉ lệ carbohydrate cao (53%) về hiệu suất tập thể dục ở bệnh nhân tắc nghẽn thơng khí mạn tính (Chronic airflow obstruction CAO). Nghiên cứu 12 bệnh nhân CAO giai đoạn ổn định (FEV1:1,30± 0,47l) uống 920kcal sữa Ensureplus, 920 kcal sữa Pulmocare hoặc giả dƣợc noncaloric. Sau đó bệnh nhân đƣợc thực hiện bài tập thể dục 90 phút, thời gian nghiên cứu 3 ngày với sự ngẫu nhiên và mù đôi. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng bữa ăn với hàm lƣợng lipid cao và hàm lƣợng carbohydrate thấp hơn không gây suy giảm hiệu suất làm việc của bệnh nhân cao hơn chế độ ăn có hàm lƣợng lipid thấp và hàm lƣợng carbohydrate cao [87]. Nghiên cứu của Talpers và cộng sự (1992) ở 20 bệnh nhân COPD thở máy. 10 bệnh nhân ở nhóm A đƣợc cung cấp dinh dƣỡng từ 3 phác đồ trong nghiên cứu 40% CHO, 40% protein, 20% chất béo; 60% CHO, 20% chất béo, 20% protein; 75% CHO, 5% chất béo, 20% protein. Thể tích CO2 không thay đổi với sự gia tăng tỷ lệ CHO; 205 ± 35ml/phút, 203 ± 25ml/phút và 211 ± 35 ml/phút. 10 bệnh nhân nhóm B đƣợc cung cấp dinh dƣỡng từ ba phác đồ dinh dƣỡng với mức 1.0, 1.5, và 2.0 lần so với tiêu hao năng lƣợng lúc nghỉ. Tỷ lệ chất béo 20%, protein 60%, CHO 20%. Thể tích CO2 tăng với sự gia tăng tổng số calo, 181 ± 23 ml/phút, 211 ± 38 ml/phút, và 244 ± 40 ml/phút (p<0,05). Nghiên cứu kết luận: Cung cấp năng lƣợng cao làm tăng thể tích CO2hơn so với cung cấp mức năng lƣợng trung bình có tỉ lệ carbohydrate cao [88]. Nghiên cứu của Van den Berg và cộng sự (1994) nghiên cứu chế độ dinh dƣỡng với hàm lƣợng chất béo cao, hàm lƣợng carbohydrate thấp bằng đƣờng ruột cho 32 bệnh nhân COPD thở máy. Kết luận chế độ ăn có carbohydrate thấp có hàm lƣợng chất béo cao làm giảm thƣơng số hô hấp RQ ở những bệnh nhân thông khí có giảm thể tích CO2 [89].

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP DINH DƢỠNG CHO BỆNH NHÂN COPD Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)