TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP DINH DƢỠNG CHO

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy (Trang 49 - 52)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CAN THIỆP DINH DƢỠNG CHO

1.5.1. Trên thế gii

Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu nhƣ cắt ngang, cộng đồng, lâm sàng đối với bệnh nhân COPD. Trong đó, nhiều nghiên cứu cắt ngang với qui mơ lớn, tiêu chí đi vào phân loại đối tƣợng COPD bệnh kèm theo, từng giai đoạn bệnh, giới hạn tuổi, khu vực sống, bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú; So sánh các phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng đối với bệnh nhân COPD để từ đó đƣa ra chẩn đốn tình trạng suy dinh dƣỡng sớm. Các nghiên cứu đều đƣa ra kết luận có tình trạng suy dinh dƣỡng. Từ đó đƣa ra khuyến nghị can thiệp dinh dƣỡng sớm cho bệnh nhân để nâng cao kết quả điều trị, giảm chi phí…

Nghiên cứu của Schols và cộng sự (2000) [90]cho thấy giảm cân là một biến chứng thƣờng xảy ra ở bệnh nhân mắc COPD và là yếu tố quyết định về hoạt động thể chất, tình trạng sức khỏe và tử vong. Giảm cân trong COPD là kết quả của việc tăng nhu cầu năng lƣợng không cân bằng do ăn kiêng. Cả sự kém hiệu quả về chuyển hóa và cơ học góp phần vào tăng tiêu hao năng lƣợng. Hỗ trợ dinh dƣỡng đƣợc chỉ định đối với bệnh nhân suy dinh dƣỡng. Không chỉ cung cấp năng lƣợng cho cơ thể mà cịn giúp cải thiện chức năng cơ hơ hấp và cơ ngoại biên trong hoạt động tập thể dục. Kết hợp các chất bổ sung dinh dƣỡng miệng và tập thể dục giúp kích thích đồng hóa là phƣơng pháp điều trị tốt nhất để đạt đƣợc cải thiện chức năng đáng kể trên bệnh nhân. Bệnh nhân đáp ứng điều trị này thậm chí đã chứng minh đƣợc tỷ lệ tử vong giảm, tăng sức đề kháng.

Nghiên cứu của Cai B và cộng sự (2003) [91] trên 60 bệnh nhân có cân nặng thấp đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên bổ sung chế độ dinh dƣỡng có hàm lƣợng chất béo cao và giảm carbohydrate ở bệnh nhân COPD trong thời gian

3 tuần có so sánh với chế độ ăn có tăng carbohydrate (15% protein, 20% đến 30% chất béo, và 60% đến 70% carbohydrate). Nghiên cứu cũng kết luận bệnh nhân có cải thiện lâm sàng.

Nghiên cứu của Grönberg AM1 và cộng sự (2005) [92] các vấn đề ăn ở bệnh nhân COPD giai đoạn nặng ở 73 bệnh nhân cho thấy các dấu hiệu rõ nhất về dinh dƣỡng đối với bệnh nhân COPD là chán ăn, triệu chứng khó tiêu, , khó thở, tiêu chảy, trầm cảm, lo lắng, cô đơn, sợ tăng cân. Nghiên cứu kết luận các vấn đề ăn uống ảnh hƣởng đến tiêu thụ thực phẩm và cung cấp khi can thiệp cho bệnh nhân.

Theo nghiên cứu của Hallin và cộng sự (2006) [93] trên 41 bệnh nhân COPD nhập khoa hồi trong thời gian 12 tháng với các chỉ số cân nặng, chiều cao, hỏi khẩu phần ăn kết quả cho thấy năng lƣợng tiêu thụ thấp hơn nhu cầu đã đƣợc tính tốn cho từng bệnh nhân. Nghiên cứu kết luận ở những bệnh nhân nhập viện vì COPD, thiếu cân và giảm cân trong giai đoạn tiếp theo có liên quan đến nguy cơ bị trầm trọng thêm.

Nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2012) [94] đánh giá tác động của sự hỗ trợ dinh dƣỡng cho bệnh nhân COPD trên 17 nghiên cứu với cỡ mẫu 632 bệnh nhân COPD với thời gian hỗ trợ ít nhất 2 tuần. kết quả cho thấy có 11 nghiên cứu với 325 bệnh nhân suy dinh dƣỡng có sự tăng cân đáng kể 1,65kg khoảng tin cậy 95%.

Schols và cộng sự (2014) [95] đánh giá can thiệp dinh dƣỡng trên bệnh nhân COPD có kết luận rằng can thiệp dinh dƣỡng là cần thiết vì có lợi ích đã đƣợc chứng minh trong nguy cơ chuyển hóa và tim.

1.5.2. Tại Việt Nam

Số ngƣời mắc bệnh COPD ngày càng tăng. Tuy nhiên Bộ Y Tế Việt Nam chƣa xây dựng phác đồđiều trịdinh dƣỡng cho đối tƣợng này. Bên cạnh đó với đặc điểm đời sống kinh tế nên vấn đềdinh dƣỡng đang dần đƣợc quan

tâm. Do đó, các nghiên cứu về lĩnh vực này cịn hạn chế chủ yếu là nghiên cứu cắt ngang. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng đƣa ra đánh giá đồng quan điểm với các nghiên cứu trên thế giới về tình trạng suy dinh dƣỡng đối với bệnh nhân COPD và có khuyến nghị can thiệp dinh dƣỡng. Nghiên cứu của Việt Nam đã đƣợc nêu phần tài liệu tham khảo và đã phân tích rõ trong phần bàn luận.

Qua quá trình khảo sát các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc cho thấy vai trị của dinh dƣỡng rất cần thiết đối với bệnh nhân COPD. Mặc dù trên thế giới cũng có đề tài nghiên cứu lâm sàng nhƣng còn hạn chế chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu cộng đồng, khác về vóc dáng. Trong những nghiên cứu lâm sàng đó có cỡ mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn, sản phẩm can thiệp là sữa, vóc dáng khơng giống ngƣời Việt Nam. Tại Việt Nam chƣa có đề tài nghiên cứu can thiệp dinh dƣỡng trong lâm sàng. Hơn nữa, nghiên cứu của tôi cỡ mẫu đủ lớn, thời gian nghiên cứu đủ dài, sản phẩm can thiệp là các thực phẩm tự nhiên trồng trên đất Việt Nam và sản phẩm sữa. Chính vì thế tôi thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy (Trang 49 - 52)